Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những lưu ý khi đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội

Như Ý (T/h) - 09:05, 13/04/2022

Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm học 2022-2023 đang ngày một cận kề. Theo thống kê, có gần 130.000 sĩ tử của Hà Nội sẽ bước vào mùa thi lớp 10 năm nay. Tuy nhiên, sẽ chỉ có 77.000 suất vào các trường THPT công lập. Vậy bố mẹ và các thí sinh cần lưu ý những gì khi đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội trong mùa tuyển sinh năm học 2022-2023.

Những lưu ý khi đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội. Ảnh minh hoạ
Những lưu ý khi đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội. Ảnh minh hoạ

Tuyển sinh vào các trường THPT công lập không chuyên

Theo kế hoạch được ban hành kèm Quyết định số 1117/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, mỗi thí sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 tối đa 03 trường THPT công lập.

Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 bắt buộc thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. (Lưu ý: Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký).

Tuyển sinh vào các trường THPT chuyên

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 4 trường chuyên gồm: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; THPT chuyên Nguyễn Huệ; THPT Chu Văn An;  THPT Sơn Tây. Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của 02 trong 04 trường

Học sinh được đăng ký nguyện vọng vào cùng 01 môn chuyên của 02 trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2.

 Học sinh được đăng ký nguyện vọng vào các môn chuyên khác nhau của 02 trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.

Các trường chuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội không yêu cầu học sinh phải đăng ký nguyện vọng theo khu vực tuyển sinh.

Việc xét tuyển theo nguyện vọng được thực hiện như sau:

Học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 không được xét tuyển các nguyện vọng còn lại.

Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 được xét tuyển nguyện vọng 2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 1,0 điểm.

Tương tự, Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, 2 được xét tuyển nguyện vọng 3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 2,0 điểm.

Trường hợp hạ điểm chuẩn cho phép các trường nhận học sinh có nguyện vọng 2, 3 đủ điều kiện trúng tuyển.

Dự kiến, thời gian tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 18 và 19/6/2022. Cụ thể như sau:

Những lưu ý khi đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội 1

Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 như sau:

Điểm xét tuyển vào lớp 10 khối không chuyên được tính: Điểm xét tuyển = (Điểm bài thi môn Toán + Điểm bài thi môn Ngữ văn) x 2 + Điểm bài thi môn Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên (Điểm các bài thi tính theo thang điểm 10,0).

Học sinh dự tuyển vào các trường chuyên của Hà Nội phải đạt điều kiện sơ tuyển (xét điểm học sinh giỏi, tài năng, điểm học tập THCS và điểm tốt nghiệp THCS), sau đó dự thi 3 môn thi cùng với học sinh khối không chuyên và thi các môn chuyên tương ứng với nguyện vọng. 

Điểm xét tuyển vào trường chuyên ở Hà Nội được tính:  Điểm xét tuyển = Điểm các môn (toán, ngữ văn, ngoại ngữ (đề thi không chuyên)) +  điểm môn chuyên x 2 + điểm ưu tiên (nếu có).

Nếu tính cả nguyện vọng vào các trường chuyên của Hà Nội, chương trình song bằng tú tài… thì học sinh có nhiều nguyện vọng xét tuyển. Nhưng sẽ chỉ xác nhận nhập học 1 nguyện vọng để nhập học. Dự kiến, học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7 đến ngày 12/7/2022; nộp hồ sơ nhập học tại trường từ ngày 19/7 đến ngày 22/7/2022.

Học sinh dự tuyển vào các trường công lập tự chủ, trường ngoài công lập có thể đăng ký bằng hình thức xét học bạ, thời gian nộp hồ sơ xét tuyển từ 20/4 đến 25/6/2022.

Hà Nội chia theo 12 khu vực tuyển sinh, cụ thể như sau:

- Khu vực tuyển sinh 1 gồm các quận: Ba Đình, Tây Hồ.

- Khu vực tuyển sinh 2 gồm các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.

- Khu vực tuyển sinh 3 gồm các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.

- Khu vực tuyển sinh 4 gồm quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.

- Khu vực tuyển sinh 5 gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

- Khu vực tuyển sinh 6 gồm các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

- Khu vực tuyển sinh 7 gồm các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng.

- Khu vực tuyển sinh 8 gồm các huyện: Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

- Khu vực tuyển sinh 9 gồm các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai.

- Khu vực tuyển sinh 10 gồm quận Hà Đông và các huyện: Chương Mỹ, Thanh Oai.

- Khu vực tuyển sinh 11 gồm các huyện: Thường Tín, Phú Xuyên.

- Khu vực tuyển sinh 12 gồm các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.