Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Những người giữ Đền Bác Hồ ở cốt 1100

PV - 10:11, 22/05/2018

Không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ hơn 1000ha rừng, lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Vì còn làm một nhiệm vụ rất đặc biệt và thiêng liêng, là hướng dẫn du khách thăm quan Đền thờ Bác Hồ trên cốt 1100 (cao 1100m) ở ngọn núi thiêng Ba Vì.

9 năm “ăn Tết” bên Người

Những ngày giữa tháng 5, thời tiết bắt đầu chuyển sang hè, nắng gay gắt như thiêu đốt da thịt. Thế nhưng, nắng nóng ấy không đủ ngăn bước chân du khách ở khắp mọi miền đất nước leo bộ hơn 10km, từ chân núi lên đỉnh 1100, Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội để thắp nén nhang thành kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ cổng Vườn Quốc gia Ba Vì ở chân núi phải vượt hơn 10km đường đèo mới lên đến cổng tam quan vào khu đền thờ Bác Hồ. Từ đây, phải leo hơn 1.300 bậc thang đá bên vách núi mới đến được đền thờ Bác Hồ. Từ cổng Vườn Quốc gia Ba Vì ở chân núi phải vượt hơn 10km đường đèo mới lên đến cổng tam quan vào khu đền thờ Bác Hồ. Từ đây, phải leo hơn 1.300 bậc thang đá bên vách núi mới đến được đền thờ Bác Hồ.

 

Trong dòng người tấp nập, họ đến rồi đi, ít ai biết rằng có một nhóm người vẫn luôn ở lại hàng chục năm nay. Ngày ngày, họ miệt mài quét dọn, sửa sang Đền thờ của Bác. Đó là những Kiểm lâm viên thuộc Trạm Kiểm lâm cốt 1100m.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Trần Ngọc Chính, Trạm trưởng luôn nở nụ cười thân thiện và pha trò rất hóm hỉnh. Anh bảo được “giữ nhà” cho Bác là một vinh dự lớn của cuộc đời anh. Có lẽ vì thế mà từ khi nhận nhiệm vụ năm 2009 đến nay, 9 cái Tết, 9 giao thừa anh đã ở lại Đền thờ “ăn Tết” với Người.

Anh Chính tâm sự, gần đến ngày kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5), Đền thờ Bác Hồ luôn đông đúc, có ngày lên tới hơn 10 ngàn người. Nhưng vào những ngày giáp Tết, đặc biệt là đêm 30 Tết, nơi đây tuyệt đối vắng vẻ. Thế nhưng, vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới ấy, dù không được ở bên gia đình, người thân, nhưng vị Kiểm lâm già và anh em ở lại trực chưa bao giờ cảm thấy cô đơn. Thắp nén nhang thơm lên bàn thờ Bác, anh em được “sưởi ấm” khi nghĩ đến công việc thiêng liêng mình đang làm.

Nói về những người “lính gác” Đền thờ Bác Hồ, phải nhắc tới người đầu tiên là anh Đỗ Hữu Thế, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Ba Vì. Anh Thế sinh năm 1968 tại Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), gắn bó với Vườn từ năm 1987.

Nhớ về những ngày đầu nhận công việc, anh Thế kể: nhóm Kiểm lâm đầu tiên trực trên Đền chỉ có 3 người. Cơ sở vật chất không có gì, anh em ở tạm trong gian nhà cấp 4. Những đêm mưa to kèm với sấm chớp liên hồi khiến căn nhà tạm bị tốc mái nhiều lần, ướt hết người, lạnh run cầm cập. Thời tiết mùa Đông thì rét buốt...

“Truyền lửa” cho thế hệ trẻ

Một điều đáng quý ở những người đầu tiên làm việc ở cốt 1100 này là, họ không chỉ truyền lại kinh nghiệm, nghiệp vụ cho thế hệ trẻ mà còn truyền được cả “ngọn lửa” tâm huyết với nghề, tấm lòng thành kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kiều Mạnh Thắng tỉ mỉ lau chùi bàn thờ Bác Hồ. Kiều Mạnh Thắng tỉ mỉ lau chùi bàn thờ Bác Hồ.

 

Ở Trạm có chàng trai trẻ Kiều Mạnh Thắng, sinh năm 1993. Trước kia Thắng khá nóng tính, làm việc gì cũng không kiên trì. Thế nhưng từ ngày được tuyển vào làm ở Trạm Kiểm lâm cốt 1100, sáng nào anh cũng dậy thật sớm lau chùi bàn thờ của Bác, thay nước thay hoa bằng cả lòng thành kính. Những công việc ấy, được Thắng làm tỉ mỉ cẩn thận. Từ lòng thành kính đối với Bác và công việc anh làm hằng ngày đã giúp anh trở thành một người đàn ông điềm tĩnh, chỉnh chu và trưởng thành hơn rất nhiều.

Trong những Kiểm lâm trẻ còn có anh Triệu Văn Quang, dân tộc Dao, quê ở ngay chân núi Ba Vì, xã Ba Vì làm ở Trạm cốt 1100 hơn 5 năm nay. Anh Quang tâm sự, được chăm sóc bảo vệ Đền thờ Bác không chỉ là vinh dự của anh mà còn cho cả dòng họ và đồng bào Dao nơi chân núi Ba Vì này. Vì thế, những năm qua, anh cùng với những người dân trong bản luôn cố gắng bảo vệ rừng Ba Vì, giữ cho rừng được xanh tốt…

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Về với đồng bào Khmer ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… mới cảm nhận được không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang tới gần. Đi qua từng phum sóc, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng, náo nức chuẩn bị đón tết cổ truyền của đồng bào qua từng việc làm, hoạt động cụ thể.