Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Những người phụ nữ âm thầm giữ gìn văn hóa truyền thống ở vùng cao Quảng Ngãi

Đình Quang - 16:20, 22/10/2021

Hiện nay, trên địa bàn 5 huyện miền núi Quảng Ngãi có nhiều chị em phụ nữ dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng), bằng cách này hay cách khác họ đang góp phần giữ gìn, bảo tồn văn hóa cổ truyền của dân tộc mình.

Phụ nữ dân tộc Cor thổi kèn amap
Phụ nữ dân tộc Cor thổi kèn amap

Bà Hồ Thị Dé, dân tộc Cor ở thôn Nguyên, xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng năm nay 67 tuổi, bà say mê thổi kèn amap gần nửa thế kỷ nay. Chiếc kèn nhỏ xíu nhưng rất có sức lay động lòng người. Thời con gái, bà thường thổi kèn amap những lúc nghỉ trưa trên nương rẫy hay trong những dịp lễ, Tết. Rồi khi chồng bà qua đời, bà xem kèn amáp là người bạn tri kỷ, tri âm.

Bà Dé chia sẻ: “Trong những năm tháng đất nước có chiến tranh, chị em người Cor dùng tiếng kèn amap để kêu gọi mọi người tham gia kháng chiến, tăng gia sản xuất, giúp đỡ bộ đội đánh giặc giữ làng. Trong thời bình, chị em phụ nữ Cor dùng tiếng kèn amáp để tâm sự buồn vui và động viên nhau thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo... Hiện nay, bà Dé đang truyền dạy cách thổi kèn amáp miễn phí cho lớp trẻ trong làng.

Bà Hồ Thị Dé kể chuyện, truyền dạy văn hóa dân tộc Cor cho các cháu
Bà Hồ Thị Dé kể chuyện, truyền dạy văn hóa dân tộc Cor cho các cháu

Còn bà Hồ Thị Non ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng chọn cách bảo tồn gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc bằng cách tự làm ra những bộ nữ trang bằng hạt cườm và trang phục cho phụ nữ Cor. Những bộ trang phục dân tộc kết hợp với những chuỗi hạt cườm làm đẹp thêm cho phụ nữ Cor trong những ngày lễ, tết.

Ở làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, chị em phụ nữ động viên nhau giữ gìn bản sắc văn hóa Hrê bằng cách khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Chị em ở làng Teng còn tranh thủ sử dụng mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm thổ cẩm Hrê đến đông đảo khách hàng trong và ngoài nước. Hy vọng, khi dịch Covid-19 được khống chế, du lịch phục hồi sẽ thổi đến luồng sinh khí mới cho nghề dệt thổ cẩm ở làng Teng.

Ngoài bà Dé, bà Non (dân tộc Cor), chị Y Hòa, Mỹ Trinh (dân tộc Hrê) say mê gìn giữ, bảo tồn, truyền dạy văn hóa truyền thống theo cách riêng của mỗi người, còn rất nhiều chị em người dân tộc DTTS hát dân ca rất hay, chơi nhạc cụ cổ truyền rất giỏi. Điển hình như các chị: Đinh Thị Đê (xã Thanh An), Đinh Thị Y (xã Long Mai, huyện Minh Long), Đinh Thị Phước (thị trấn Di Lăng, Sơn Hà), Đinh Thị Bình (xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây)…

Chị Đinh Thị Bình, xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây rất giỏi biểu diễn chiêng
Chị Đinh Thị Bình, xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây rất giỏi biểu diễn chiêng

Để chị em phụ nữ người DTTS tiếp tục lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống và truyền dạy bài bản cho thế hệ trẻ, chính quyền các địa phương cùng ngành văn hóa tỉnh cần quan tâm, khuyến khích các địa phương xây dựng nhiều câu lạc bộ đàn và hát dân ca, duy trì thường xuyên các lớp dạy hát dân ca và chế tác nhạc cụ dân tộc, tổ chức các hội thi, hội diễn để tạo sân chơi cho các chị em trổ tài.

Trong xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân, cần quan tâm đến các nữ nghệ nhân dân gian ở bản làng đã âm thầm cống hiến, bảo tồn, truyền giữ văn hóa dân tộc.  

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.