Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Những phong tục làm đẹp truyền thống của người S’Tiêng

PV - 13:53, 29/01/2018

Đồng bào S’Tiêng ở Bình Phước luôn coi việc làm đẹp là điều không thể thiếu trong đời sống, nhất là vào những ngày lễ truyền thống của dân tộc mình. Việc làm đẹp của người S’Tiêng xưa khá cầu kỳ, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật và đặc trưng văn hóa của người S’Tiêng.

Theo già làng Điểu Lên (thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, Bình Phước), trước những năm 40 của thế kỷ XX, người S’Tiêng cả nam và nữ giới luôn để tóc dài và búi tóc về phía sau, rất cầu kỳ. Người đàn ông thường dùng thanh tre mỏng kết thành những vòng tròn để đội trên đầu, trên đó có cài nhiều lá cây rừng để làm đẹp và chống nắng. Đặc biệt phía trước còn gắn thêm đuôi lông chim rừng, tô thêm vẻ đẹp đầy nam tính. Theo truyền thống, đàn ông S’Tiêng còn thường đeo một nanh heo rừng thể hiện sự mạnh mẽ của người nam giới.

Trang phục truyền thống của người S’Tiêng trong dịp lễ hội. Trang phục truyền thống của người S’Tiêng trong dịp lễ hội.

 

Người S’Tiêng xưa còn làm đẹp bằng cách xâu lỗ tai và đeo khuyên tai. Theo quan niệm, lỗ tai xâu càng rộng càng đẹp, vì vậy phụ nữ S’Tiêng thường đeo khuyên tai bằng bạc, đồng với độ lớn và độ nặng vừa phải để kéo rộng lỗ khuyên tai. Xâu lỗ tai là thể hiện tính thẩm mỹ trong trang sức, vừa thể hiện sự trưởng thành của người phụ nữ. Phong tục này không chỉ có ở phụ nữ, mà người đàn ông S’Tiêng xưa cũng hay xâu lỗ tai như người phụ nữ.

Xăm mình cũng là một trong những kiểu làm đẹp của người S’Tiêng xưa ưa chuộng. Phong tục này chỉ dành cho đàn ông. Nơi xăm thường là ở trán, cổ và trước ngực với nhiều hình xăm đa dạng như: Mặt trời, cung nỏ, dao rựa, gùi… Hình xăm được thể hiện rất công phu với đường nét tinh xảo. Nếu phong tục xâu khuyên tai ở phụ nữ là thể hiện, đánh dấu sự trưởng thành của người con gái, thì việc xăm mình ở đàn ông là để ghi nhận người con trai đó đã trưởng thành, và trở thành một thành viên chính thức trong cộng đồng. Theo quan niệm của người S’Tiêng xưa, những hình xăm trên cơ thể còn mang ý nghĩa về tâm linh như bùa chú đuổi tà, ma quỷ…

Hiện nay, những hình ảnh trang phục hay cách làm đẹp truyền thống của người S’Tiêng chỉ thấy ở một số người cao tuổi ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa và trong các lễ hội truyền thống. Theo Điểu Xia, Phó Bí thư Chi đoàn thôn Bom Bo, hiện nay các thế hệ trẻ người S’Tiêng không còn thích làm đẹp theo phong tục như cha ông ngày xưa nữa. Tuy nhiên, không vì thế mà những giá trị làm đẹp của người S’Tiêng bị mất đi, nó chỉ thay đổi trong suy nghĩ và cách làm cho phù hợp với xu thế hiện đại. Trong các lễ hội truyền thống, nét văn hóa đặc trưng của người S’Tiêng vẫn được tái hiện thông qua các trang phục, đeo trang sức, điệu múa, giọng hát…

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.