Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Những quy định mới về thành lập Quỹ Phòng chống thiên tai

PV-CĐ - 17:09, 02/08/2021

Sáng 2/8, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, thông tin: Ngày 01/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai. Nghị định này thay thế Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 và Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014.


Quỹ Phòng, chống thiên tai có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách Nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu. Ảnh minh họa
Quỹ Phòng, chống thiên tai có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách Nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu. Ảnh minh họa

Theo đó, Nghị định gồm 06 Chương 26 Điều, trong đó có 03 điểm mới trong nội dung chính của Nghị định. Cụ thể:

(1) Thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương (sau đây gọi tắt là Qũy Trung ương) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Quỹ trung ương hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong đó, bộ máy quản lý và điều hành Quỹ bao gồm: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và cơ quan quản lý Quỹ. Theo đó, Hội đồng Quản lý Quỹ Trung ương có không quá 9 thành viên, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quỹ trung ương được thành lập để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận đóng góp tự nguyện, hỗ trợ, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết nguồn lực hỗ trợ từ những tỉnh có tồn dư Quỹ cấp tỉnh lớn cho các tỉnh khó khăn về ngân sách, khu vực miền núi, ven biển. Ngoài ra, nội dung chi của Quỹ trung ương tập trung cho các hoạt động ứng phó thiên tai khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai và không trùng lặp với các nội dung chi của Quỹ cấp tỉnh.

(2) Tại Chương III của Nghị định về Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đã tập trung sửa đổi những khó khăn vướng mắc của các địa phương trong quá trình thực hiện Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 và Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014. Ví dụ như, cơ cấu tổ chức; bổ sung đối tượng miễn, giảm, tạm hoãn; giảm 50% mức đóng góp bắt buộc của công dân trong độ tuổi quy định; quy định mức giảm đóng góp của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài… Đồng thời, Nghị định cũng bổ sung thêm một số nội dung chi như: Hỗ trợ thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai; phổ biến tuyên truyền giáo dục, tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng; tập huấn và duy trì hoạt động cho lực lượng tình nguyện viên phòng, chống thiên tai; mua bảo hiểm rủi ro thiên tai cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã và một số nội dung phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai.

(3) Nghị định cũng đã bổ sung thêm nội dung Quy trình điều tiết Quỹ phòng chống thiên tai từ Quỹ cấp tỉnh về Quỹ trung ương, từ Quỹ trung ương về Quỹ cấp tỉnh và giữa các Quỹ cấp tỉnh (Chương IV).

Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.