Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những tấm gương sáng trong học tập

Hồng Minh- Hoàng Quý - 15:58, 02/12/2019

Nỗ lực vượt qua khó khăn, quyết tâm vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập... hai nữ sinh Nguyễn Quỳnh Anh và Trần Thu Hà (dân tộc Tày) thực sự là những tấm gương để các bạn học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số noi theo...

Những tấm gương sáng trong học tập

Nỗ lực để hoàn thiện bản thân

Nguyễn Quỳnh Anh, dân tộc Tày là một trong hai gương mặt học sinh DTTS có thành tích cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 của tỉnh Điện Biên, với số điểm đạt được là 27,25. Hiện, Quỳnh Anh đang là sinh viên năm thứ nhất khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Ngay từ nhỏ, Quỳnh Anh đã có niềm yêu thích đặc biệt đối với Văn học. Với suy nghĩ, Văn học sẽ giúp bồi dưỡng tâm hồn, có những cảm xúc chân thật với đời sống xung quanh, em đã duy trì thói quen đọc sách, nuôi dưỡng niềm đam mê Văn học. Chính vì thế, vào THPT em đã quyết định thi vào lớp chuyên Văn của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên để tiếp tục niềm đam mê với văn học của mình.

Quỳnh Anh cho biết, trong quá trình học, em luôn được các thầy cô, bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về kiến thức, kỹ năng để có kết quả cao. Bố mẹ thường mua thêm sách cho em đọc và dành nhiều thời gian để em tập trung cho việc học. Để học tốt môn Ngữ văn, em đã trau dồi được vốn kiến thức ngôn ngữ, rèn luyện cách viết trôi chảy bằng việc đọc thêm nhiều sách báo. Bên cạnh đó, em còn kiên trì, dành nhiều thời gian luyện viết, luôn dành sự tập trung cao đối với môn học. Nhờ đó mà trong cả 12 năm học, Quỳnh Anh đều đạt học sinh giỏi.

Tuy dành nhiều thời gian cho môn Ngữ văn, nhưng không vì thế mà Quỳnh Anh sao nhãng những môn học khác. Em học giỏi đều tất cả các môn học và còn tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp, được thầy cô và bạn bè yêu mến. 

Sắp tới, Quỳnh Anh có nhiều kế hoạch, em đang nuôi trong mình hoài bão lớn lao là làm sao có thể giúp đỡ được nhiều người. Cùng với đó, Quỳnh Anh đang cố gắng, nỗ lực từng ngày để hoàn thiện chương trình đại học, đó cũng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của em.

Những tấm gương sáng trong học tập 1

Vững tin vào tương lai

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Tày ở TP. Cao Bằng, Trần Thu Hà có được điều kiện học tập tốt hơn so với nhiều bạn học sinh sống ở các bản làng xa thành phố. Thế nhưng gia đình Hà vẫn còn nhiều khó khăn khi bố mẹ em đều là lao động chân tay, không có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng.

“Bố mẹ em đi làm phụ hồ, tiền công chẳng đáng bao nhiêu, những hôm trời mưa không đi làm được thì không có thu nhập. Thế nhưng, bố luôn tạo điều kiện tốt nhất để chúng em có điều kiện ăn học. Cũng từ những động viên của bố mẹ mà em có nhiều động lực, quyết tâm hơn để học tập”, Thu Hà cho biết.

Đoàn học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 giao lưu tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam
Đoàn học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 giao lưu tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam

Suốt 12 năm học, Trần Thu Hà luôn là học sinh giỏi toàn diện. Với niềm yêu thích riêng với môn Địa lý, Thu Hà đã đạt giải Khuyến khích trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm học lớp 11. Ấn tượng hơn cả là kết quả xuất sắc khi Thu Hà đỗ vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với 26,25 điểm.

“Khi được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019, em cảm thấy rất hạnh phúc. Sau nhiều năm cố gắng, cùng với bao vất vả của bố mẹ phần thưởng này chính là động lực cho em tiếp tục hành trình phía trước”, Thu Hà chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.