Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tín hiệu tích cực từ giảm ngày học ở vùng cao

Trọng Bảo - 20:31, 18/11/2019

Đã 1 tháng nay, các em học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Lào Cai được nghỉ học ngày thứ Bảy, theo đó, một tuần các em chỉ phải học 5 ngày thay vì phải học 6 ngày như trước. Với đặc thù là tỉnh vùng cao, việc được nghỉ thêm 1 ngày trong tuần giúp học sinh có thêm thời gian giúp đỡ gia đình; bên cạnh đó, góp phần giảm tải áp lực về việc học cho các em.

Việc tổ chức cho học sinh THCS nghỉ học ngày thứ Bảy góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần giảm tải cho học sinh vùng cao Lào Cai
Việc tổ chức cho học sinh THCS nghỉ học ngày thứ Bảy góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần giảm tải cho học sinh vùng cao Lào Cai

Bắc Hà là huyện vùng cao, với tỷ lệ con em đồng bào DTTS học tập ở các trường bán trú chiếm số đông. Ví dụ như trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS xã Lùng Phình, hầu hết các em học tập, ăn ở tại trường, chỉ ngày nghỉ cuối tuần các em mới trở về nhà thăm gia đình. Bà Dương Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Sau thời gian triển khai việc cho các em nghỉ học ngày thứ Bảy, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác dạy và học của nhà trường. Việc chuyển biến rõ nét nhất, đó là tỷ lệ chuyên cần của các lớp học qua theo dõi đã tăng lên rõ rệt”.

Khi chưa triển khai, mỗi tuần nhà trường có 3 buổi chiều tổ chức các hoạt động ngoài giờ, học phụ đạo… Trong các buổi này, chủ yếu là học sinh ở bán trú lên lớp còn các em ngoại trú sau buổi học sáng, rất nhiều em không đến vào buổi chiều. Sau khi thực hiện cho các em nghỉ học ngày thứ Bảy, nhà trường tổ chức cho tất cả các em nghỉ và ăn trưa tại trường, các buổi học chiều sĩ số các lớp tăng lên rõ rệt.

“Lý do trước đây, học buổi sáng 5 tiết, các em ở ngoại trú phải đi về 4 - 5 cây số, ăn cơm xong thì cũng đã cận thời gian học chiều, nên nhiều em không đi học chiều nữa…”, bà Lan Anh thông tin.

Tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương tiên phong thực hiện việc cho học sinh THCS nghỉ học ngày thứ Bảy. Việc làm này nằm trong mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà ngành Giáo dục địa phương đang triển khai thực hiện. Trước khi thực hiện thí điểm cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy, ngành Giáo dục đã tổ chức các cuộc hội thảo để thảo luận, phân tích những ưu điểm, nhược điểm, lấy ý kiến giáo viên và phụ huynh học sinh.

Ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Qua xin ý kiến, việc cho học sinh THPT học chính khóa 5 ngày/tuần đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các cơ sở giáo dục và cũng đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Đặc biệt, đối với nhiều địa bàn vùng cao của tỉnh Lào Cai, việc được nghỉ thêm một ngày trong tuần giúp học sinh có thêm thời gian giúp đỡ gia đình cũng như giảm tải việc học tập cho các em.

Khi triển khai, các trường trên địa bàn đã bố trí, cân đối giáo viên, cân đối các môn học, hoạt động giáo dục hợp lý trên cơ sở thực hiện tốt nguồn lực của đơn vị, bảo đảm không quá tải đối với học sinh; không được thu tiền để tổ chức dạy học theo kế hoạch giáo dục nhà trường; duy trì tốt thời lượng quy định cho họp hội đồng giáo dục, sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường…

Đến thời điểm này, 187/187 trường THCS của tỉnh Lào Cai đã thực hiện học 5 ngày/tuần; trong đó 5 buổi sáng và 2 buổi chiều thực hiện chương trình giáo dục của Bộ; còn lại các buổi chiều tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Theo thống kê qua 1 tháng triển khai, tỷ lệ chuyên cần trung bình ở cấp học THCS toàn tỉnh đạt gần 98%, tăng cao so với cùng kỳ năm học trước.


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.