Từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, kết cấu hạ tầng ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh Ninh Thuận đã và đang được đầu tư, nâng cấp. (Ảnh minh họa)Nông thôn khởi sắc
Triển khai Chương trình MTQG 1719, nguồn lực đầu tư của Chương trình đã được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng nâng cao đời sống người nghèo vùng đồng bào DTTS, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận đã có hàng trăm hộ nghèo đồng bào DTTS được hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố; 609 hộ được lắp đặt nước sinh hoạt phân tán; có 8 xã, thị trấn xây dựng và mở rộng hệ thống cấp nước trên địa bàn…

Trong thời gian tới, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình MTQG 1719 đúng tiến độ, đạt hiệu quả. Rà soát các chính sách dân tộc, tôn giáo; chính sách thực hiện tại vùng đồng bào DTTS và miền núi đề xuất tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp. Kịp thời nắm tình hình dư luận vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng tôn giáo phục vụ công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh..."
Bà Pi Năng Thị Hốn Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận
Riêng tại huyện Bác Ái, năm 2024, huyện được phân bổ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 do ngân sách Trung ương đầu tư là 183.983 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư 77.816 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 106.167 triệu đồng. Đến nay, toàn huyện đã giải ngân vốn đầu tư 58.452 triệu đồng, đạt trên 75% nguồn vốn phân bổ; vốn sự nghiệp giải ngân 49.458 triệu đồng, đạt 46,58% nguồn vốn phân bổ.
Tính đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện Bác Ái đạt 26,7 triệu đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo 7,71%, số hộ nghèo hiện còn 20,74%; 100% xã, thôn có đường giao thông được cứng hóa, đạt tiêu chí nông thôn mới; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; giải quyết việc làm cho hơn 1.300 lao động; có 17 lao động tham gia hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài; 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% số thôn có đội văn nghệ; số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,7%; sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94,9%...
Còn theo báo cáo của UBND huyện Ninh Sơn, năm 2024, địa phương được giao 39.121,26 triệu đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719. Trong đó, ngân sách Trung ương 35.115,42 triệu đồng và ngân sách địa phương 4.284,82 triệu đồng. Đến hết năm 2024, Ninh Sơn hỗ trợ 50 hộ đồng bào Raglay ở xã Ma Nới xây dựng nhà ở theo Dự án 1 với kinh phí 2.300 triệu đồng, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; Thực hiện Chương trình giãn dân vùng đồng bào Raglay thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn với kinh phí 1.546,56 triệu đồng.
Thực hiện Dự án 3, Chương trình MTQG 1719, huyện Ninh Sơn giải ngân 7.837,19 triệu đồng thực hiện các chương trình sinh kế vùng đồng bào DTTS. Huyện đã hỗ trợ vật tư cho 150 hộ chăm sóc 317,5ha cây điều hữu cơ; thực hiện hỗ trợ 280 con bò cái sinh sản cho 140 hộ ở 2 xã Ma Nới, Mỹ Sơn; hỗ trợ 10 con hươu cho 5 hộ ở xã Ma Nới, Quảng Sơn.
Đồng thời, huyện Ninh Sơn đã phê duyệt và triển khai thực hiện 14 dự án phát triển sản xuất cộng đồng dân cư do UBND các xã làm chủ đầu tư hỗ trợ 294 con bò cái sinh sản cho 147 hộ và 143 con dê cho 13 hộ. Các dự án hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện Ninh Sơn phát triển tốt, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS tăng thu nhập, nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo.
Vùng cao Ninh Thuận đã có nhiều khởi sắc nhờ triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719Phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi
Thực hiện Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Ninh Sơn giải ngân 12.862 triệu đồng thực hiện các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất. Nguồn vốn hỗ trợ Dự án 6 năm 2024, địa phương giải ngân 1.849,66 triệu đồng thực hiện truyền dạy mã la, chế tác chapi, đan gùi, tủ sách cộng đồng, thiết bị nghe nhìn cho các nhà văn hóa thôn…
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Ninh Thuận được Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ tổng nguồn vốn 995 tỷ đồng. Với nguồn lực trên, Ninh Thuận đã tập trung thực hiện đồng bộ 10 dự án thành phần của Chương trình nhằm khai thác lợi thế kinh tế địa phương, ưu tiên giải quyết những vấn đề bức thiết đối với đồng bào DTTS như hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS.
Đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ 14,1 tỷ đồng xây dựng 354 căn nhà ở cho hộ nghèo đồng bào DTTS tại 2 huyện Ninh Sơn và Bác Ái; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.930 hộ gồm giống vật nuôi, nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ học nghề; triển khai xây dựng mở rộng hệ thống cấp nước trên địa bàn 8 xã, thị trấn, cung cấp nước sinh hoạt cho 320 hộ nghèo; Hỗ trợ lắp đặt nước sinh hoạt phân tán cho 609 hộ nghèo đồng bào DTTS…
Theo bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận: Trong thời gian tới, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình MTQG 1719 đúng tiến độ, đạt hiệu quả. Rà soát các chính sách dân tộc, tôn giáo; chính sách thực hiện tại vùng đồng bào DTTS và miền núi đề xuất tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp. Kịp thời nắm tình hình dư luận vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng tôn giáo phục vụ công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh...
Qua gần 4 năm triển khai, Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Ninh Thuận đã thực sự đi vào cuộc sống. Việc hỗ trợ, đầu tư các dự án từ Chương trình MTQG 1719 đã tác động tích cực giúp thay đổi cách nghĩ trong sản xuất, tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào DTTS. Năm 2024, thu nhập bình quân tại vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đạt 32,4 triệu đồng/người/năm, tăng 3,19 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3-4%/năm. Toàn tỉnh hiện có 2 huyện và 14/28 xã vùng núi đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.