Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số

Nguyệt Anh - 12:29, 02/11/2024

Vừa qua, Đoàn công tác của Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có đợt kiểm tra, khảo sát về việc “Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030" tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận.

Đoàn kiểm tra, khảo sát ủa Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận.
Đoàn kiểm tra, khảo sát của Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận

Báo cáo về tình hình dạy tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Chăm nói riêng tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận, ông Nguyễn Thế Quang, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ dạy học (Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận) cho biết, hiện nay, theo biên chế giao để thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho các trường dạy học 2 buổi/ngày là 1.5 giáo viên/lớp; tổng số tiết theo quy định của Chương trình chưa tính các tiết tự chọn. Thực tế, nếu chọn môn tiếng dân tộc thiểu số dạy từ lớp 1 đến lớp 5, tổng số biên chế được giao theo tỷ lệ 1.5 không đủ để bố trí giáo viên để thực hiện chương trình.

Về vấn đề sách giáo khoa, ông Nguyễn Thế Quang cho biết, sách chưa được xuất bản, chưa được lưu hành, gây khó khăn cho địa phương trong phân bổ ngân sách mua cấp theo quy định. Đối với chế độ cho người dạy, việc phụ cấp trách nhiệm 0,3 cho người dạy theo mức lương cơ sở là phù hợp. Tuy nhiên, thực tế chưa thật sự hợp lý giữa giáo viên bố trí dạy chuyên và dạy kiêm nhiệm.

Các em học sinh Trường Tiểu học - THCS Mai Thúc Loan (huyện Ninh Hải) đang học tiếng Chăm
Các em học sinh Trường Tiểu học - THCS Mai Thúc Loan (huyện Ninh Hải) đang học tiếng Chăm

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Vụ trưởng Giáo dục Dân tộc (Bộ GD&ĐT) cho rằng, dạy và học tiếng dân tộc thiểu số là điều kiện để góp phần bảo tồn, giữ gìn, phát huy, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Ông Thanh đánh giá cao về việc 100% học sinh là người dân tộc Chăm tham gia học tiếng Chăm (môn tự chọn). Đặc biệt là tại các trường đều nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của gia đình học sinh. Do đó, Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận cần xây dựng nhóm sinh hoạt chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; sách giáo khoa đã biên soạn, dự kiến trong năm nay sẽ phối hợp các sở, ban, ngành triển khai công tác in ấn và phát hành.

Trước đó, Đoàn kiểm tra, khảo sát của Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GD&ĐT) đã có buổi làm việc tại UBND huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận và đánh giá cao công tác bảo tồn văn hóa dân tộc thông qua giáo dục.

Huyện Ninh Hải có 2 trường đang triển khai dạy và học tiếng Chăm là Trường Tiểu học và THCS Mai Thúc Loan và Tiểu học An Nhơn. Tại buổi làm việc, ông Thanh nhấn mạnh, địa phương cần đưa ra kế hoạch cụ thể, chi tiết, bám sát với nhu cầu đào tạo nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên phụ trách môn tiếng Chăm; xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng đủ giáo viên dạy tiếng Chăm tại cơ sở.

Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 24 trường tiểu học tại các huyện: Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam, Ninh Sơn và thành phố Phan Rang -Tháp Chàm triển khai dạy tiếng DTTS (chủ yếu là tiếng Chăm), trong đó, lớp 1 và 2 được học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Các khối lớp còn lại thực hiện theo chương trình hiện hành theo Quyết định số 74/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, công tác tổ chức dạy và học tiếng Chăm trong trường phổ thông luôn được củng cố và tiếp tục phát triển về quy mô ở các cấp học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Tin cùng chuyên mục
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Đọc nhiều