Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Sức bật cho đồng bào Raglay ở Phước Trung thoát nghèo

T.Nhân - H.Trường - 08:58, 01/11/2024

Phước Trung là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bác Ái (Ninh Thuận), với hơn 90% dân cư là đồng bào DTTS, chủ yếu dân tộc Raglay. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào Raglay trên địa bàn ngày càng được nâng cao, hàng trăm hộ đã vươn lên thoát nghèo, góp phần vào sự khởi sắc của địa phương.

Từ sự hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719, chị Patâu Axá Thị Nhuynh đã vươn lên thoát nghèo.
Từ sự hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719, chị Patâu Axá Thị Nhuynh, dân tộc Raglay ở xã Phước Trung đã vươn lên thoát nghèo

Trong giai đoạn 2022 – 2024, tổng kinh phí thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở xã Phước Trung là hơn 6,3 tỷ đồng, trong đó vốn vốn sự nghiệp đầu tư xây dựng là hơn 4,2 tỷ đồng và vốn sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất là hơn 2,1 tỷ đồng. Tính đến 20/9, địa phương đã giải ngân được gần 2,6 tỷ đồng để hỗ trợ sinh kế cho người dân, và thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn.

Triển khai Dự án 1 về Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG 1719, do Phước Trung không còn quỹ đất sản xuất nên nội dung hỗ trợ đất sản xuất được chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi nghề. Theo đó, trong năm 2024, xã đã phân bổ 200 triệu đồng hỗ trợ cho 20 hộ dân trên địa bàn mua bò cái sinh sản (mỗi hộ dân được hỗ trợ 10 triệu đồng), hiện đã giải ngân 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, Dự án 1 cũng đầu tư hỗ trợ kinh phí lắp đặt đường ống nước sinh hoạt phân tán cho 5 hộ dân trên địa bàn.

Triển khai Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 (Chương trình MTQG 1719), xã Phước Trung đã phân bổ hơn 1,7 tỷ đồng để thực hiện 4 mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị tại các thôn của đồng bào Raglay gồm: Rã Trên, Rã Giữa, Tham Dú. 

Cùng với nguồn vốn đối ứng của người dân, theo đó mô hình nuôi dê sinh sản có tổng kinh phí lên tới gần 600 triệu đồng; Dự án nuôi cừu sinh sản, kinh phí 316 triệu đồng; 2 dự án nuôi bò sinh sản cộng đồng với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Có 55 hộ nghèo và cận nghèo dân tộc Raglay tham gia và được hưởng lợi từ Tiểu dự án này.

Đường giao thông ở Phước Trung được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG.
Đường giao thông ở xã Phước Trung được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Ông Nguyễn Ngọc Tuân, Chủ tịch UBND xã Phước Trung cho biết, đối với mô hình nuôi dê và cừu sinh sản, mỗi hộ dân được hỗ trợ 10 con cái và 1 con đực, trị giá khoảng 33 triệu đồng. Riêng đối với dự án chăn nuôi bò sinh sản cộng đồng, mỗi hộ được hỗ trợ 2 con cái và 1 con đực. Trước khi được nhận con giống, bà con được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời đầu tư kinh phí làm chuồng trại. 

"Tiểu dự án 2 giúp bà con có thêm nguồn vốn để đầu tư tập trung, nhiều người dân cùng liên kết sản xuất, chăn nuôi, từ đó tạo ra những mô hình giảm nghèo toàn diện, hiệu quả hơn. Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị là hướng đi đúng đắn địa phương đang tập trung triển khai để người dân thực hiện", ông Nguyễn Ngọc Tuân khẳng định.

Dẫn chúng tôi đi thăm một số mô hình tiêu biểu về phát triển kinh tế từ nguồn hỗ trợ Chương trình MTQG 1719, Chủ tịch xã Nguyễn Ngọc Tuân "khoe": Năm 2023, 32 hộ tham gia Dự án chăn nuôi bò thì đã có 14 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo. Một số hộ đang trên đà phát triển ổn định, chỉ một thời gian ngắn nữa cũng sẽ đăng ký thoát nghèo. Ví dụ như gia đình chị Chamaléa Lê (thôn Rẽ Giữa), được địa phương hỗ trợ cho 11 con cừu trong năm 2023, đến nay, đàn cừu phát triển, gia đình chị đã có trong tay tài sản lên đến hàng trăm triệu đồng.

Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ đắc lực cho nhiều hộ đồng bào Raglai ở Phước Trung vươn lên thoát nghèo.
Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ đắc lực cho nhiều hộ đồng bào Raglay ở Phước Trung vươn lên thoát nghèo

Chị Chamaléa Lê xúc động chia sẻ: “Được Nhà nước hỗ trợ cho 11 con cừu là tài sản rất lớn đối với gia đình chúng tôi. Khi đàn cừu sinh sản, có thể bán bớt cừu mẹ hoặc cừu con với giá khoảng 100.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình cũng có nguồn thu nhập khấm khá. Cùng với đó, được sự động viên của cán bộ, tôi cũng mạnh dạn vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng để mua bò, mua heo phát triển kinh tế. Đến nay, sau thời gian chăm sóc, gia đình đã có đàn bò 10 con và 5 con heo nái sinh sản, kinh tế ổn định”.

Cách đó không xa, là gia đình chị Patâu Axá Thị Nhuynh, nhờ sự hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 cùng với chính sách vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất, đến nay, gia đình chị đã thoát khỏi hộ nghèo. Trước đó, năm 2023, gia đình chị được chính quyền hỗ trợ 2 con bò từ dự án chuyển đổi nghề, qua thời gian chăm sóc, đàn bò đã tăng lên 9 con, trị giá hơn 100 triệu đồng. Cùng với đó, chị được vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Hiện nay, gia đình chị trở thành một trong những hộ tiêu biểu trong sản xuất kinh tế ở địa phương.

Bên cạnh hỗ trợ sinh kế cho người dân, chính quyền xã Phước Trung cũng đẩy mạnh phân bổ nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một số thôn, ấp. Trong 2 năm qua, xã đã đầu tư sửa chữa 5 công trình, trong đó có 3 công trình trường học, 1 công trình đường giao thông nông thôn, 1 công trình kênh mương thủy lợi.

Ngoài ra, dự án làm đường giao thông và cầu dân sinh trên địa bàn xã do huyện Bác Ái làm chủ đầu tư cũng vừa được hoàn thành, đáp ứng nhu cầu đi lại của gần 100 hộ dân. Tính đến hiện nay, hầu hết các thôn của xã Phước Trung đều có đường giao thông nông thôn cứng hóa; trường học và trạm y tế được xây dựng kiên cố.

Chị Chamaléa Lê, dân tộc Raglay, thôn Rã Giữa, xã Phước Trung trao đổi với cán bộ Ủy ban Dân tộc về hiệu quả mô hình nuôi
Chị Chamaléa Lê, dân tộc Raglay, thôn Rã Giữa, xã Phước Trung trao đổi với cán bộ Ủy ban Dân tộc về hiệu quả mô hình nuôi cừu

Từ thực tế cho thấy, trong những năm qua, các chương trình MTQG nói chung, Chương trình MTQG 1719 nói riêng được triển khai đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển toàn diện của địa phương . Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Các chính sách từ chương trình MTQG đã tạo động lực giúp bà con vươn lên thoát nghèo, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi của xã. 

"Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án, tiểu dự án nhằm phát huy hiểu quả hơn các nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719”, ông Nguyễn Ngọc Tuân, Chủ tịch UBND xã Phước Trung khẳng định thêm.

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.