Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nỗ lực khép lại quá khứ phiền muộn của nông dân Lào

Duy Ly (biên dịch) - 11:06, 09/07/2021

Hợp tác xã cà phê Vanmai là một cộng đồng gồm các gia đình ở tỉnh Hủa Phăn, Bắc Lào, đang tích cực trồng cà phê với quyết tâm bỏ lại quá khứ phiền muộn. Các gia đình đặt tên cho hợp tác xã là “Vanmai”, có nghĩa là ngày mới trong tiếng Lào.

Bà Siathor Yialao trong buổi tập huấn trải nghiệm cà phê do Hợp tác xã Vanmai tổ chức
Bà Siathor Yialao trong buổi tập huấn trải nghiệm cà phê do Hợp tác xã Vanmai tổ chức

Hỗ trợ từ UNODC

Với sự hỗ trợ của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) và Ủy ban Kiểm soát và Giám sát Ma túy Lào (LCDC), 383 nông dân của Vanmai đã bắt đầu chuyển đổi từ trồng cây thuốc phiện sang trồng cà phê vào cuối năm 2016.  Những nông dân này đã trồng khoảng 400ha cà phê và thành lập hợp tác xã của riêng mình để chế biến và thương mại hóa cà phê một cách độc lập, cung cấp cho thị trường quốc tế. Kể từ đó, họ đã đạt được rất nhiều thành tựu .

Đặc biệt, ngày 6/4/2021, đánh dấu một bước tiến mới của nông dân Vanmai. Một thỏa thuận kéo dài 5 năm với đối tác là Malongo - nhà sản xuất cà phê nổi tiếng của Pháp, đã được ký kết. Dự kiến xuất khẩu cà phê của người dân tại các hợp tác xã ​​sẽ tăng trong 5 năm tới, từ 20 tấn vào năm 2021 lên 200 tấn vào năm 2025.

Ông Savaythong Khounsavanh, Chủ tịch Hợp tác xã Vanmai cho biết: “Chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng cà phê của mình, loại cà phê hữu cơ không chứa hóa chất độc hại. Đó là cách để vừa tăng giá trị cho sản phẩm lại có thể bảo vệ môi trường. Chúng tôi tin rằng, dự án sẽ giúp dân làng, đặc biệt là mười hai bản mục tiêu ở bốn huyện của tỉnh Hủa Phăn, có sinh kế tốt hơn trong tương lai.”

Người trồng cà phê tại Hợp tác xã Vanmai
Người trồng cà phê tại Hợp tác xã Vanmai

Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn

Thông qua dự án, Hợp tác xã Vanmai gần đây đã thành lập “Mạng lưới Phụ nữ” với 12 thành viên được bầu chọn. Với mục đích xây dựng một nhóm lãnh đạo nữ, được dự án hỗ trợ đào tạo chuyên sâu về cà phê. Là thành viên của nhóm, cô Siathor Yialao rất vui vì cô được tham gia vào dự án ngay từ đầu. Cô tin rằng, dự án có thể giúp gia đình cô và các gia đình khác trong làng thoát nghèo.

“Tôi muốn kiếm tiền để có thể cho con đi học và mua đồ ăn ngon. Trước dự án, tôi không có tiền đi du lịch ngoại tỉnh. Nhưng bây giờ, tôi đã có thể đi đến các tỉnh khác một cách dễ dàng. Một ngày nào đó, tôi nghĩ mình sẽ kiếm đủ tiền để đi du lịch nước ngoài ” Siathor Yialao bộc bạch.

Cô nói thêm: “Là phụ nữ, chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn. Nhiều phụ nữ trong làng tôi không thể nói thành thạo tiếng Lào phổ thông. Đó là lý do tại sao việc truyền thông và nắm bắt mọi thông tin về dự án không phải là điều dễ dàng ”.

Bà Sengvida Sengmanivong tự hào về các sản phẩm từ Vanmai Coffee
Bà Sengvida Sengmanivong tự hào về các sản phẩm từ Vanmai Coffee

Cô Sengvida Sengmanivong, ở làng Naor, trưởng nhóm Mạng lưới Phụ nữ Vanmai nhận thấy điều tích cực mà dự án mang lại cho cô và những phụ nữ khác, đó là việc không còn trồng cây thuốc phiện trong vùng. 

Cô tự tin: “Chúng tôi có thể kiếm được thu nhập mà không cần thuốc phiện. Nhờ có dự án, chúng tôi hiện có thu nhập cao hơn trước. Chúng tôi có thể mua thuốc và các vật dụng gia đình phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của mình ”.

Các thành viên từ mạng lưới phụ nữ của 12 làng đã tham gia các khóa học về nếm cà phê và khoá đào tạo về trao quyền cho giới. Mạng lưới Phụ nữ cũng thiết lập các nhóm sở thích để những người tham gia chia sẻ kiến ​​thức với nhau. 

Sengvida cho biết: “Không chỉ có chuyện trồng cà phê mà chúng ta có thể trò chuyện và chia sẻ với nhau về những điều khác trong cuộc sống. Chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi có thêm tình đoàn kết giữa những người dân trong làng thông qua các hoạt động này”.

Dự án do UNODC được gia hạn đến tháng 12 năm 2023 dựa trên nguồn vốn hiện có, với mục đích tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của địa phương đến ít nhất là năm 2025. 

Trong chu kỳ dự án tới, UNODC sẽ tiếp tục xây dựng các kỹ năng quản lý của Hợp tác xã Vanmai, trên một nền tảng dân chủ vững chắc; cũng như trao quyền cho phụ nữ. Dự án đặt mục tiêu tăng gấp đôi diện tích canh tác trong những năm tới, với mục tiêu hỗ trợ nhiều người hưởng lợi hơn trong cộng đồng muốn chuyển đổi từ cây thuốc phiện, đồng thời xây dựng một hợp tác xã bền vững và linh hoạt về mặt tài chính.

 Dự án được tài trợ bởi Chính phủ Bỉ, Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.