Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Nỗ lực ổn định chỗ ở cho đồng bào trước mùa mưa lũ ở vùng sạt lở núi

PV - 16:26, 27/06/2024

Để ổn định đời sống và sản xuất cho đồng bào, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã hỗ trợ kinh phí làm mới, sửa chữa gần 1.400 ngôi nhà cho người dân có nhà ở bị hư hại hoàn toàn, nhà ở bị hư hại một phần do mưa lũ và nhà ở theo tiêu chuẩn “3 cứng” cho bà con ở khu vực nguy cơ sạt lở núi cao.

Hiện trường vụ sạt lở đất ở xã Phước Lộc. Ảnh: TTXVN
Hiện trường vụ sạt lở đất ở xã Phước Lộc. Ảnh: TTXVN

Theo đó, đến trước mùa mưa năm nay, huyện Phước Sơn đã bàn giao cho đồng bào đưa vào sử dụng 264 ngôi nhà bị hư hại hoàn toàn và hư hại nặng, bàn giao, đưa vào sử dụng 150 ngôi nhà tái định cư đối với những hộ sống tại khu vực nguy cơ sạt lở núi và lũ quét vào ở trong các khu tái định cư tập trung và tái định cư xen ghép tại chỗ.

Đồng thời hỗ trợ di dời và cấp đất tái định cư an toàn cho hơn 200 hộ theo Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ sắp xếp lại chỗ ở, ổn định dân cư miền núi Quảng Nam giai đoạn 2021-2024.

Đặc biệt, đến trước mùa mưa năm nay, huyện Phước Sơn bàn giao và đưa vào sử dụng 270 ngôi nhà cho đồng bào, tập trung ở các xã vùng cao như, Phước Thành, Phước Kim, Phước Lộc là những nơi thường xuyên xảy ra sạt lở núi từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Theo đó, 500 ngôi nhà nói trên tiếp tục được xây dựng theo kết cấu “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương. Mỗi ngôi nhà làm mới trong diện này được hỗ trợ 60 triệu đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 46 triệu đồng, tỉnh Quảng Nam hỗ trợ thêm 14 triệu đồng, cộng với ngày công lao động được cộng đồng hỗ trợ.

Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, tuy có nhiều cố gắng trong việc xóa nhà ở tạm cho đồng bào, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ bị sạt lở núi, song hiện toàn huyện vẫn còn hơn 1.700 ngôi nhà của đồng bào các dân tộc cần được hỗ trợ làm mới, sửa chữa lớn và tái định cư.

Cùng với nỗ lực cải thiện về nhà ở, huyện Phước Sơn còn lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình khác nhau để hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ lương thực để bà con khai hoang, mở rộng diện tích đất sản xuất, trồng cây dược liệu, giảm dần diện tích trồng keo, phát triển chăn nuôi, giúp đồng bào xây dựng sinh kế bền vững. Nhờ vậy, tình trạng thiếu lương thực trong giai đoạn giáp hạt cơ bản được khắc phục.

Theo Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, với nguồn vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn của tỉnh và ngân sách địa phương, huyện tập trung khắc phục cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thủy lợi, bố trí đất sản xuất, xây dựng các khu tái định cư cho đồng bào và đã lần lượt đưa vào sử dụng. Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia.

“Khó nhất của địa phương hiện nay là bố trí đất sản xuất cho đồng bào, vì địa hình của các xã vùng sâu, vùng xa trong huyện hầu hết là rừng núi, có độ dốc cao, khó đáp ứng được cùng lúc hai mục tiêu là bố trí đất tái định cư ổn định lâu dài và bố trí đất sản xuất cho đồng bào. Những vấn đề này đang được địa phương và các ngành chức năng của tỉnh tập trung tháo gỡ nhằm ổn định chỗ ở lâu dài và tạo sinh kế bền vững cho đồng bào”, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn Lê Quang Trung cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Trong giai đoạn 2019-2024, huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) đã thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Một trong những điểm nhấn trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là huyện đã sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là tạo sinh kế và ổn định nhà ở cho người dân.