Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nón lá làng Chuông

PV - 09:07, 04/09/2018

Nằm cạnh con sông Đáy, làng Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội. Ngôi làng cổ kính, thanh bình với nhiều nếp nhà xưa cũ là nơi nghề làm nón phát triển và thịnh vượng nhất trong những năm đầu thế kỷ XX.

nón lá làng Chuông Vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 âm lịch hằng tháng đều diễn ra phiên chợ nón làng Chuông. Đây là dịp các bà, các chị chào bán những sản phẩm độc đáo của địa phương.

Tính đến nay, làng Chuông đã có hơn 300 năm phát triển nghề làm nón lá. Nón lá làng Chuông nổi tiếng khắp Kinh Bắc bởi 5 đặc điểm: chắc, khỏe, bền, thanh, đẹp. Mỗi chiếc nón phải qua 10 công đoạn: vò lá, phơi nắng, phơi sương, là lá, rẽ lá, bứt vòng, quay mo, khâu nón, lồng nhôi, nứt cạp và được lợp ba lớp lá.

nón lá làng Chuông Nắng vừa chiếu trên triền đê sông Đáy, người dân mang những tán lá lụi ra phơi.

Người dân làng Chuông gắn bó cả đời với chiếc nón lá. Tuổi thơ của nhiều nghệ nhân gắn liền với nón lá. Theo các cụ bô lão trong làng kể lại, ngày xưa vì đất làng Chuông khô cằn, không thể trồng được các loại cây mang giá trị kinh tế cao nên người làng kiếm thêm nghề phụ: nghề làm nón lá.

nón lá làng Chuông Các nguyên liệu tạo nên một chiếc nón hầu hết được người dân làm thủ công một cách tỉ mỉ và tinh tế.

Ngày nay, tuy thế hệ trẻ không còn nhiều người làm nghề để kiếm sống, nhưng theo các cụ cao niên trong làng thì ai cũng biết làm nón. Với người làng Chuông, điều tự hào hơn cả là hình ảnh chiếc nón lá giờ đây được xem như một nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt Nam.

nón lá làng Chuông Hầu hết những cô gái làng Chuông đều thành thạo làm nón ngay từ khi lên 8 lên 10. (Trong ảnh: Chị Trọng Thủy (bên trái) là thợ làm nón thành thạo từ năm lên 6 tuổi).

Hằng tháng, làng Chuông lại họp chợ nón 6 lần, vào các ngày mùng 4, 10, 14, 20, 24, 30 âm lịch. Các phiên chợ nón được mở đã mang lại không khí đậm đà bản sắc văn hóa làng quê Việt. Tại đây, hàng trăm người trong làng và các vùng lân cận tham gia vào phiên chợ để mua bán và trao đổi hàng hóa, tạo ra khung cảnh kẻ bán người mua hết sức tấp nập... Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển xin trân trọng gửi đến độc giả một số hình ảnh đặc sắc của làng nghề truyền thống “Nón lá làng Chuông” tại phiên chợ ngày 20/7/2018 (tức ngày 30/8/2018).

HỒNG MINH - NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu và nổi bật của người Chăm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tháp tọa lạc trên đồi Lá trầu (Mbuen Hala), thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Văn khắc bằng chữ Chăm cổ trên đá sa thạch cung cấp những thông tin về văn hóa, lịch sử quý giá như công lao và thần tích của vua Po Klong Garai, các hoạt động tế lễ, cúng bái và tổ chức xã hội của người Chăm.