Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình: Kết quả cuộc điều tra là cơ sở để tỉnh có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về thực trạng của đồng bào DTTS

Phạm Tiến (thực hiện) - 16:31, 19/08/2024

Ngày 1/7 vừa qua, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS trên phạm vi cả nước. Tại Quảng Bình, các Điều tra viên đã và đang đi từng bản, vào từng nhà để thu thập đầy đủ nhất về các số liệu, thực trạng kinh tế- xã hội của đồng bào DTTS ở địa phương. Để hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa cuộc thu thập thông tin điều tra đối với Quảng Bình, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình.

(CĐỀ ĐIỀU TRA) Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình: Kết quả cuộc điều tra là cơ sở để tỉnh có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về thực trạng của đồng bào DTTS
Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường Trực UBND tỉnh Quảng Bình chủ trì cuộc họp và chỉ đạo công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV

Xin ông cho biết, kết quả sau hai lần triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế -xã hội 53 DTTS đang có ý nghĩa như thế nào đối với việc triển khai chính sách dân tộc của địa phương ?

Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình: Ở Quảng Bình có 2 dân tộc là Chứt và Bru Vân Kiều sinh sống với gần 3% dân số toàn tỉnh. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như Thái, Thổ, Mường… với số lượng không đáng kể. 

Tuy nhiên, điều đặc biệt là ở Quảng Bình, dân tộc Chứt có hơn 7.200 nhân khẩu, chiếm hơn 90% dân số dân tộc Chứt ở nước ta, có các tộc người Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng. Đây thuộc nhóm dân tộc dưới 10 nghìn người, có khó khăn đặc thù được Đảng, Chính phủ đầu tư toàn diện. Ngoài ra, dân tộc Bru Vân Kiều, có khoảng 19.400 nhân khẩu. Dân tộc Bru Vân Kiều ở địa phương cũng được chia thành các nhóm địa phương: Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong. Hiện nay, đồng bào DTTS ở Quảng Bình sinh sống tại 15 xã và 3 bản trên địa bàn các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy, với diện tích tự nhiên hơn 3.800km2.

Từ kết quả 2 cuộc điều tra thu thập thông tin lần 1 vào năm 2015 và lần 2: năm 2019, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách dân tộc phù hợp với từng giai đoạn nhằm đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển đối với các dân tộc thiểu số. Theo đó, thông qua triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc, kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, đã góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của địa phương; 

Bên cạnh đó, từ các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ dân sinh trực tiếp, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện, phát triển. Số hộ đồng bào dân tộc có thu nhập khá trở lên ngày càng tăng; có hơn 700 hộ làm ăn khá, giỏi, trong đó gần 200 hộ có thu nhập từ 70 triệu đồng trở lên/năm. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm bình quân từ 4-5%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Đến nay, 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã; 100% xã có điện lưới quốc gia; 100% xã có trường mầm non, tiểu học, THCS; 100% xã có trạm y tế.

Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 này có tác động thế nào đối với địa phương, thưa ông?

Ngày 1/7, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS. Đây là việc làm có ý quan trọng trong việc hoạch định chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong giai đoạn tiếp theo của Đảng và Nhà nước ta.

(CĐỀ ĐIỀU TRA) Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình: Kết quả cuộc điều tra là cơ sở để tỉnh có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về thực trạng của đồng bào DTTS 1
Năm 2024, toàn tỉnh Quảng Bình có 104 địa bàn ở 15 xã thuộc diện thu thập điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS

Tại Quảng Bình, kết quả cuộc điều tra, là cơ sở để UBND tỉnh có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về dân số, nhà ở, hôn nhân, điều kiện kinh tế-xã hội…. của đồng bào DTTS; nắm được sự khác biệt giữa các nhóm DTTS, đặc biệt liên quan đến khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, việc làm và mức sống. 

Đây là những dữ liệu quan trọng giúp theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện các chính sách của Chính phủ, của địa phương; đồng thời là cơ sở để ban hành các quyết định chính sách dân tộc đúng trọng tâm, trọng điểm để hỗ trợ cái đồng bào cần; đầu tư những nội dung mà vùng đồng bào DTTS và miền núi thiếu. Đồng thời, cũng là cơ sở để địa phương có kiến nghị đề xuất với Trung ương kịp thời, chính xác, đúng trọng tâm trọng điểm trong quá trình triển khai các chính sách dân tộc, công tác dân tộc.

Ngoài ra, từ số liệu thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế- xã hội 53 DTTS mà Tổng cục Thống kê và Ủy Ban Dân tộc đang phối hợp triển khai trên địa bàn toàn quốc, UBND tỉnh Quảng Bình cũng sẽ có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế về đời sống kinh tế-xã hội đối với các DTTS sinh sống trên địa bàn; tiếp tục có giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả của các chính sách dân tộc. Từ đó, đẩy nhanh hơn nữa quá trình “rút ngắn khoảng cách” giữa miền ngược và miền xuôi theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và mong muốn của chính quyền địa phương và Nhân dân.

Xin ông cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc thu thập thông tin, điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS đã đạt được kết quả thế nào?

(CĐỀ ĐIỀU TRA) Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình: Kết quả cuộc điều tra là cơ sở để tỉnh có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về thực trạng của đồng bào DTTS 2
Toàn tỉnh Quảng Bình đã huy động 104 Điều tra viên, 17 Tổ trưởng để đến 107 địa bàn để thu thập thông tin, điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS. Đến ngày 6/8, toàn tỉnh đã hoàn thành 93,9% công việc

Để thực hiện công việc thu thập thông tin, điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS ở Quảng Bình theo đúng kế hoạch, Cục Thống kê phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh cùng các địa phương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của cuộc thu thập thông tin, điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS. Tiếp đến là tổ chức tập huấn cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm soát viên. Đồng thời tổ chức lễ ra quân thu thập thông tin, điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS vào sáng ngày 1/7 theo đúng kế hoạch.

Tính đến ngày 6/8, sau hơn 1 tháng triển khai, toàn tỉnh đã hoàn thành 93,9% kế hoạch thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS. Trong đó, các huyện: Lệ Thủy, Tuyên Hóa đã hoàn thành 100% số hộ, số địa bàn điều tra theo kế hoạch. Một số địa phương khác như huyện Quảng Ninh (99,82%); Minh Hóa (90,18%) cũng đạt kết quả cao trong thu thập, điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS.

Đến nay, Quảng Bình đã hoàn thành việc thu thập, điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS đúng tiến độ quy định. Hiện các đơn vị chuyên môn đang tiếp tục hoàn tất các công việc tổng hợp, thống kê số liệu theo Kế hoạch đặt ra.    

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Krông Pắc (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Krông Pắc (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Ngày 17/9, UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện năm 2024. Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự Hội thi. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo huyện, các phòng, ban, hội đoàn thể và các đội thi đến từ các xã, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.