Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phát hiện mới của giới khảo cổ học Trung Quốc về triều đại bí ẩn

Thành Nam - 18:11, 14/06/2022

Vừa qua, giới khảo cổ học Trung Quốc đã có công bố đáng kinh ngạc về di chỉ huyền thoại là kho đồ tạo tác ở khu vực tây nam nước này. Di chỉ này giải mã nền văn hoá của triều đại bí ẩn từng tồn tại cách đây 3.000 năm.

Bàn thờ bằng đồng được khai quật từ hố hiến tế số 8 tại di chỉ Tam Tinh Đôi ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc (Ảnh: Xinhua)
Bàn thờ bằng đồng được khai quật từ hố hiến tế số 8 tại di chỉ Tam Tinh Đôi ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc (Ảnh: Xinhua)

Viện Nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa tỉnh Tứ Xuyên thông báo 13.000 món đồ tạo tác trên được khai quật trong 6 hố hiến tế tại khu di tích Tam Tinh Đôi, tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 13/6 vừa qua.

Khoảng 1/4 những đồ tạo tác này đã được hoàn thiện. Trong đó có một hộp bằng đồng chứa một miếng ngọc thạch màu xanh lá cây. Chiếc hộp có 4 tay cầm hình đầu rồng và một số thanh đồng, có thể được bọc trong lụa khi cúng tế.

Giáo sư Li Haichao, Đại học Tứ Xuyên - người phụ trách nhóm khai quật cho biết, những phát hiện này mang tính đột phá: “Tôi thực sự kinh ngạc trước những phát hiện này. Mặc dù hiện tại chúng tôi chưa biết được mục đích sử dụng của những chiếc hộp này nhưng chúng tôi chắc chắn rằng người xưa rất trân trọng nó”.

Các nhà khảo cổ học làm việc tại hố hiến tế số 8 (Ảnh: Xinhua)
Các nhà khảo cổ học làm việc tại hố hiến tế số 8 (Ảnh: Xinhua)

Zhao Hao, Phó Giáo sư tại Đại học Bắc Kinh là người đứng đầu quá trình khai quật hố số 8 - nói rằng: “Các tác phẩm điêu khắc rất phức tạp và giàu trí tưởng tượng. Các tác phẩm này phản ánh một thế giới huyền bí do con người tưởng tượng ra vào thời điểm đó”.

Khu di tích Tam Tinh Đôi được coi là một trong những địa điểm khám phá khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ XX. Khu vực này được phát hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1920 khi một nông dân đào rãnh tình cờ tìm thấy hơn 400 đồ tạo tác bằng ngọc bích. Tam Tinh Đôi được cho là nằm ở trung tâm Vương quốc Thục có niên đại khoảng 4.500 năm trước.

Thập niên 1980, các nhà khảo cổ đã có bước đột phá khi phát hiện hai hố hiến tế với hơn 1.700 đồ tạo tác. Tuy nhiên việc khai quật đã bị dừng cho đến năm 2019. Từ năm 2020-2022, họ phát hiện thêm 6 hố hiến tế.

Các phát hiện mới hôm 13/6 chủ yếu trong các hố số 7 và số 8. Tân Hoa Xã nhận định thông qua quá trình khai quật này, các nhà khảo cổ đã giải quyết được cuộc tranh cãi kéo dài hàng thập niên khi xác nhận các hố hiến tế có niên đại hơn 3.000 năm trước.

Chiếc hộp đồng chứa một miếng ngọc thạch màu xanh lá cây được khai quật tại di tích Tam Tinh Đôi (Ảnh: Xinhua)
Chiếc hộp đồng chứa một miếng ngọc thạch màu xanh lá cây được khai quật tại di tích Tam Tinh Đôi (Ảnh: Xinhua)
Một phần của tác phẩm điêu khắc bằng đồng có đầu người và thân rắn được khai quật từ hố hiến tế số 8 ở Tam Tinh Đôi (Ảnh: Xinhua)
Một phần của tác phẩm điêu khắc bằng đồng có đầu người và thân rắn được khai quật từ hố hiến tế số 8 ở Tam Tinh Đôi (Ảnh: Xinhua)
Một chiếc đầu bằng đồng đeo mặt nạ vàng được khai quật trong hố hiến tế số 8 (Ảnh: Xinhua)
Một chiếc đầu bằng đồng đeo mặt nạ vàng được khai quật trong hố hiến tế số 8 (Ảnh: Xinhua)
Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.