Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Phát huy giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng đặc biệt quý hiếm ở Bình Thuận

Nguyệt Anh - 18:34, 12/03/2024

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.

Bảo vật quốc gia Linga vàng hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận
Bảo vật quốc gia Linga vàng hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Linga bằng vàng được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ học năm 2013, tại di tích cụm tháp Po Dam thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận - có niên đại khoảng thế kỷ VIII - IX.

Hiện, vật Linga bằng kim loại vàng của di tích Po Dam là trường hợp duy nhất cho đến nay. Đây là loại hình Linga một phần làm bằng kim loại vàng được tìm thấy trong văn hóa Champa từ quá trình khai quật khảo cổ học ngay trong địa tầng, chứa đựng những thông tin khoa học quan trọng, có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề văn hóa - lịch sử liên quan đến di tích Po Dam và văn hóa Champa.

Để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật, năm 2024 này, UBND tỉnh Bình Thuận có kế hoạch tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12) gắn với khai mạc Lễ hội Katê năm 2024 diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư. Đồng thời, triển khai chế tác phiên bản bảo vật quốc gia Linga vàng tỷ lệ 1/1 để phục vụ trưng bày chuyên đề, trưng bày lưu động nhằm giới thiệu, quảng bá đến công chúng trong và ngoài tỉnh. Xây dựng nội dung thuyết minh, giới thiệu bảo vật quốc gia Linga vàng phục vụ nhân dân và du khách.

Trưng bày giới thiệu bảo vật quốc gia Linga vàng tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận
Trưng bày giới thiệu bảo vật quốc gia Linga vàng tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận cũng có phương án phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan tăng cường quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa của tỉnh (trong đó có bảo vật quốc gia Linga vàng) thông qua lồng ghép vào công tác trưng bày tại chỗ, tổ chức triển lãm lưu động tại các địa phương, trường học trong tỉnh; tăng cường quảng bá tại trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị liên quan và phối hợp các cơ quan truyền thông để đưa tin, quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu đến công chúng.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.