Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Cận cảnh bộ cửa rồng tuyệt mỹ còn được lưu giữ từ thời Trần

Vũ Mừng - 09:54, 22/02/2024

Là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam, chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, Tp. Nam Định, tỉnh Nam ĐỊnh) được xây dựng từ thời Lý và trùng tu lớn vào thời Trần. Chùa còn lưu giữ bộ cánh cửa gồm 4 tấm chạm khắc hình rồng ở gian giữa nhà Tiền đường, được phục dựng theo tỷ lệ 1:1 so với bản gốc đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng tỉnh Nam Định, có niên đại từ thời Trần.

 Bộ cánh cửa gồm có 4 tấm và được làm bằng gỗ lim, nguyên khối, mỗi tấm cao 1,90m, rộng 0,80m. Bộ cửa phiên bản tại chùa được dựng theo tỉ lệ 1:1 so với bản gốc (bộ cánh cửa gốc; 02 cửa giữa đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, 02 cửa bên đặt tại Bảo tàng tỉnh Nam Định).
Bộ cánh cửa gồm có 4 tấm và được làm bằng gỗ lim, nguyên khối, mỗi tấm cao 1,90m, rộng 0,80m. Bộ cửa phiên bản tại chùa được dựng theo tỷ lệ 1:1 so với bản gốc (bộ cánh cửa gốc; 2 cửa giữa đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, 2 cửa bên đặt tại Bảo tàng tỉnh Nam Định)
Các con rồng trang trí trên cánh cửa đều có đặc điểm đầu ngẩn cao, thân uốn khúc, đuôi chụm về phía đỉnh lá đề. Thân rồng hình tròn, thon, không có vảy, mào lửa dài. Hai rồng lớn thắt túi, miệng há, bờm và râu bay lên tạo mây lửa, thân rồng mập tròn cuốn thành khúc nhỏ dần về đuôi. Rồng trong tư thế cuộn trong hình lá đề, xung quanh chấm mây lửa, giữa là bông sen nở. Phần dưới chạm bông hoa cúc nở đối xứng, phía trên chạm lá đề, cánh sen kép, hàng dưới chạm sóng nước.
Các con rồng trang trí trên cánh cửa đều có đặc điểm đầu ngẩn cao, thân uốn khúc, đuôi chụm về phía đỉnh lá đề. Thân rồng hình tròn, thon, không có vảy, mào lửa dài. Hai rồng lớn thắt túi, miệng há, bờm và râu bay lên tạo mây lửa, thân rồng mập tròn cuốn thành khúc nhỏ dần về đuôi. Rồng trong tư thế cuộn trong hình lá đề, xung quanh chấm mây lửa, giữa là bông sen nở. Phần dưới chạm bông hoa cúc nở đối xứng, phía trên chạm lá đề, cánh sen kép, hàng dưới chạm sóng nước
 Toàn bộ mặt ngoài của 4 tấm đều được trang trí. Trong đó chủ đề quan trọng nhất là con rồng. Rồng trên bộ cánh cửa được trang trí trong các khung uốn một nửa chiếc lá đề. Khi hai cánh cửa giữa khép lại tạo thành một chiếc lá đề hoàn chỉnh, hai cánh cửa bên khi khép lại là hai nửa chiếc lá đề đối xứng hai bên. Gợi cảm giác có nhiều hình tượng rồng và lá đề trên bộ cánh cửa.
Toàn bộ mặt ngoài của 4 tấm đều được trang trí. Trong đó chủ đề quan trọng nhất là con rồng. Rồng trên bộ cánh cửa được trang trí trong các khung uốn một nửa chiếc lá đề. Khi hai cánh cửa giữa khép lại tạo thành một chiếc lá đề hoàn chỉnh, hai cánh cửa bên khi khép lại là hai nửa chiếc lá đề đối xứng hai bên. Gợi cảm giác có nhiều hình tượng rồng và lá đề trên bộ cánh cửa.
Mỗi cánh cửa đều có chân quay ở hai đầu của cùng phía trong. Để cánh cửa hoạt động, các chân quay ở phía trên được khớp với các lỗ chân quay trên “bậu cửa” ăn mộng với xà hạ. Các chân quay phía dưới ăn mộng với bốn cối quay bằng đá xanh. Tất cả đều là khối đá có mặt cắt bằng 2/3 hình tròn, hai khối giữa cao 0,22 m, đường kính 0,28m, chân cối quay bằng hình chữ nhật (0,42m x 0,33m). Chỗ chân quay tròn đường kính 0,07m, hai khối hai bên nhỏ hơn một chút: cao 0,22m, đường kính 0,24m, chân đế dài 0,34m, rộng 0,29m.
Mỗi cánh cửa đều có chân quay ở hai đầu của cùng phía trong. Để cánh cửa hoạt động, các chân quay ở phía trên được khớp với các lỗ chân quay trên “bậu cửa” ăn mộng với xà hạ. Các chân quay phía dưới ăn mộng với 4 cối quay bằng đá xanh. Tất cả đều là khối đá có mặt cắt bằng 2/3 hình tròn, hai khối giữa cao 0,22m, đường kính 0,28m, chân cối quay bằng hình chữ nhật (0,42m x 0,33m). Chỗ chân quay tròn đường kính 0,07m, hai khối hai bên nhỏ hơn một chút: Cao 0,22m, đường kính 0,24m, chân đế dài 0,34m, rộng 0,29m
Hình tượng rồng không đơn thuần là đề tài trang trí làm tôn vẻ đẹp, sự uy nghi, tôn quý của bộ cánh cửa mà qua đó còn khẳng định quy mô kiến trúc, vị thế của di tích có bộ cánh cửa đó chính là chùa Phổ Minh - một công trình được xây dựng từ thời nhà Lý, đến thời Trần được mở rộng với quy mô to lớn hơn. Ngôi chùa không chỉ là một trung tâm phật giáo mà còn là một trong những công trình tiêu biểu của Hành cung Thiên Trường.
Hình tượng rồng không đơn thuần là đề tài trang trí làm tôn vẻ đẹp, sự uy nghi, tôn quý của bộ cánh cửa mà qua đó còn khẳng định quy mô kiến trúc, vị thế của di tích có bộ cánh cửa đó chính là chùa Phổ Minh - một công trình được xây dựng từ thời nhà Lý, đến thời Trần được mở rộng với quy mô to lớn hơn. Ngôi chùa không chỉ là một trung tâm Phật giáo mà còn là một trong những công trình tiêu biểu của Hành cung Thiên Trường.
   Qua bộ cánh cửa đã giúp chúng ta hiểu hơn về kiến trúc, mỹ thuật và nghệ thuật điêu khắc thời Trần. Đề tài hoa văn trang trí trên cánh cửa là cơ sở để ta hiểu hơn về nghệ thuật tạo hình, tư duy thẩm mỹ, lịch sử văn hoá, thủ công mỹ nghệ dưới triều đại nhà Trần. Từ đó phản ánh về sự hưng thịnh của Phật giáo thời Trần.
Qua bộ cánh cửa đã giúp chúng ta hiểu hơn về kiến trúc, mỹ thuật và nghệ thuật điêu khắc thời Trần. Đề tài hoa văn trang trí trên cánh cửa là cơ sở để ta hiểu hơn về nghệ thuật tạo hình, tư duy thẩm mỹ, lịch sử văn hoá, thủ công mỹ nghệ dưới triều đại nhà Trần. Từ đó phản ánh về sự hưng thịnh của Phật giáo thời Trần.
Quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Trần chùa Tháp là nơi lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ có giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc và mỹ thuật từ thời Trần, đòi hỏi các thế hệ cùng nhau gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị ấy.
Quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Trần chùa Tháp là nơi lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ có giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc và mỹ thuật từ thời Trần, đòi hỏi các thế hệ cùng nhau gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị ấy.
Tin cùng chuyên mục
Tìm thấy đầu phù điêu Phật bằng đá trong quá trình khảo cổ tháp đôi Liễu Cốc

Tìm thấy đầu phù điêu Phật bằng đá trong quá trình khảo cổ tháp đôi Liễu Cốc

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vừa hoàn thành báo cáo về khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc (ở làng Liễu Cốc Thượng thuộc Tổ dân phố Xuân Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo và là di tích kiến trúc nghệ thuật đánh dấu một giai đoạn phát triển trong lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Chăm nói riêng.