Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Mai Hương - 14:55, 11/12/2020

Những năm qua, hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến người dân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) đã đóng vai trò quan trọng. Đồng hành cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh TP. Cần Thơ, các tổ chức CT-XH được ví như “cầu nối” dẫn vốn ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện chính sách giảm nghèo của Thành phố.

Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Thới Thạch, Thới Lai (TP. Cần Thơ)
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Thới Thạch, Thới Lai (TP. Cần Thơ)

Vai trò của cấp ủy

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố, quận, huyện, đặc biệt là vai trò thành viên của Ban Chỉ đạo cấp xã đã góp phần triển khai kịp thời, hiệu quả tín dụng chính sách ưu đãi, những tồn tại, khó khăn, vướng mắc phát sinh đã được xử lý kịp thời. Các địa phương đã chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH để khai thác tiềm năng, lợi thế, lồng ghép vào các chương trình tín dụng để xây dựng các mô hình làm ăn hiệu quả kinh tế, từ đó giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Thực hiện phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức CT-XH, các Tổ tiết kiệm và vay vốn… Ngân hàng CSXH TP. Cần Thơ đã xây dựng mạng lưới 83/83 điểm giao dịch xã trên toàn địa bàn Thành phố. Việc mở các điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH tại các xã, phường, thị trấn đã làm “cầu nối” để người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nhanh nhất, đầy đủ, kịp thời thông tin về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần nâng cao lòng tin của người dân. 

 Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH TP. Cần Thơ, tính đến 30/11/2020, Chi nhánh đang thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt trên 2.764 tỷ đồng, tăng hơn 1.893 tỷ đồng so với đầu năm 2011với 90.792 khách hàng còn dư nợ, tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 12,11%. Trong đó, dư nợ ủy thác qua 4 hội đoàn thể, Thành phố, đạt trên 2.761 tỷ đồng, chiếm 99,89% tổng dư nợ, tăng hơn 1.906 tỷ đồng so với đầu năm 2011, với 2.015 Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Nhờ phát huy vai trò của các tổ chức CT-XH, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại các xã, phường, thị trấn được nâng cao với 79/83 đơn vị được xếp loại tốt, chiếm 95,2%, tăng 46,2% so với đầu năm 2011 và 4 đơn vị xếp loại khá, không còn đơn vị xếp loại trung bình.

Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng

Bà Phạm Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ), vui mừng cho biết, hiện, toàn xã có 12 Tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 16 tỷ đồng với 520 khách hàng còn dư nợ. Trong thực hiện vốn tín dụng chính sách, xã luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Chủ tịch UBND xã, các ban, ngành, tổ chức CT-XH. Từ đó, việc bình xét cho vay đúng đối tượng, giúp hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, giúp cho xã xóa trắng được hộ nghèo và không còn nợ quá hạn. 

Xác định nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng CSXH là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch địa phương, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đề nghị tiếp tục nâng cao trách nhiệm chỉ đạo của chính quyền các cấp trong củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng CSXH, chú ý rà soát nhu cầu vốn để triển khai. Nhân rộng mô hình hiệu quả, xây dựng mô hình tổ hợp tác phát triển sản xuất. Quan tâm các nội dung được nhận ủy thác cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cũng như xử lý nợ rủi ro.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.