Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Phát triển cây "Quốc bảo"

Khánh Nguyên - 11:34, 12/04/2021

Cùng với “nói không” với sâm giả, sâm kém chất lượng, chính quyền và người dân Quảng Nam đang rất quan tâm đén vấn đề hỗ trợ phát triển, nâng cao giá trị và đặc biệt là bảo tồn nguồn gen gốc sâm Ngọc Linh.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường kiểm tra chất lượng sâm giống được trồng tại Trạm Dược liệu Ngọc Linh.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường kiểm tra chất lượng sâm giống được trồng tại Trạm Dược liệu Ngọc Linh.

Giữ nguồn gen quý

Ông Hồ Văn Dang, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Linh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, những năm gần đây, từ chủ trương vận động, khuyến khích người dân trồng sâm, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã đã mở rộng diện tích vườn và chung tay, góp sức giữ thương hiệu sâm Ngọc Linh bằng việc làm cụ thể: Người dân kiên quyết ngăn chặn nạn sâm giả từ bên ngoài tràn vào, tuyệt đối không tiếp tay cho kẻ xấu có cơ hội lợi dụng đưa giống sâm kém chất lượng vào địa phương.

Không chỉ ở xã Trà Linh, sâm Ngọc Linh hiện đang được quy hoạch, mở rộng diện tích trồng ở nhiều thôn, xã của huyện Nam Trà My và bước đầu thử nghiệm di thực đến một số huyện Tây Giang, Phước Sơn…có khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng như huyện Nam Trà My.

Những năm qua, từ giá trị mang lại của sâm Ngọc Linh, người dân ở Nam Trà My đã thay đổi nhận thức rõ rệt về việc giữ rừng, tận dụng diện tích đất dưới tán rừng để trồng sâm, làm giàu chính đáng. Việc trồng sâm cũng góp phần cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và giảm nghèo nhanh chóng ở địa phương. Đây cũng là lợi thế trong thu hút du lịch, trên hành trình đưa Nam Trà My trở thành điểm du lịch sinh thái độc đáo.

Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, để sâm Ngọc Linh tiếp tục là “cây làm giàu”, cùng với việc mở rộng diện tích trồng sâm, nhất thiết phải giữ nguồn gen quý một cách bền vững, nhằm bảo đảm nguồn cung ứng giống chất lượng cho thị trường. Đây được xem là chủ trương “kép” giúp Quảng Nam vừa bảo tồn được nguồn gen gốc, vừa giải quyết được bài toán trong công tác quản lý, kiểm soát chất lượng sâm trên thị trường hiện nay.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cây sâm giống Ngọc Linh phát triển tốt, trở thành nguồn cung ứng giống chất lượng cho thị trường.
Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cây sâm giống Ngọc Linh phát triển tốt, trở thành nguồn cung ứng giống chất lượng cho thị trường.

Phát triển cây " Quốc bảo" 

Ông Trần Út, Giám đốc Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam cho biết, tại Trạm Dược liệu Trà Linh - nơi địa phương quy hoạch trồng sâm với tổng diện tích 50ha, hiện đã phát triển trồng sâm 10ha với khoảng 250.000 cây sâm Ngọc Linh. Vào mùa thu hạt, từ cuối tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, Trạm Dược liệu Trà Linh thu được khoảng 100.000 - 120.000 hạt để ươm giống, bảo đảm việc cung ứng nguồn giống chất lượng ra thị trường. Những năm qua, đơn vị đã nghiên cứu thành công các biện pháp ứng dụng khoa học vào quá trình gieo ươm hạt giống, bước đầu đạt hiệu quả cao, tỷ lệ cây sâm con mọc khỏe, số cây tăng dần theo từng năm...

Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng, để sâm Ngọc Linh thực sự là "quốc bảo của Việt Nam", bên cạnh việc khai thác, cần phải tập trung cho công tác bảo tồn nguồn gen nguyên bản. Đồng thời ghi chép cụ thể quá trình sinh trưởng, sự thay đổi do môi trường của cây sâm. Việc ghi chép này sẽ là bài học kinh nghiệm để truyền lại cho thế hệ sau này, góp phần bảo tồn nguồn gen gốc sâm Ngọc Linh.

Theo ông Cường, những năm qua, Quảng Nam đặc biệt quan tâm và triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển sâm Ngọc Linh. Xem đó là “cây xóa đói nghèo” bền vững cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, nhất là huyện Nam Trà My.

Củ sâm Ngọc Linh được người dân bày bán tại Phiên chợ sâm Ngọc Linh hằng tháng
Củ sâm Ngọc Linh được người dân Nam Trà Mi bày bán tại Phiên chợ sâm Ngọc Linh hằng tháng (Ảnh TL)

Để nâng cao chất lượng, nâng tầm ảnh hưởng của sâm Ngọc Linh, thời gian tới, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp đầu tư một cách bài bản hơn, trong đó ưu tiên duy trì nguồn gen quý, chế biến các sản phẩm mới độc đáo từ sâm Ngọc Linh. “Sắp tới, tỉnh sẽ tổ chức các cuộc hội thảo, xúc tiến đầu tư để kêu gọi các doanh nghiệp lớn có kinh nghiệm trồng sâm và chế biến các sản phẩm về sâm, giúp nâng cao giá trị của sâm Ngọc Linh. Từ đó, tạo công ăn việc làm, giải quyết lao động; tăng thu nhập cho người dân và tạo nguồn thu cho địa phương. Hơn ai hết, người dân Nam Trà My cần phải chung sức bảo tồn giống sâm gốc, tuyệt đối không để lai tạp và đầu tư mở rộng diện tích trồng sâm một cách bài bản, vừa để giữ nguồn gen quý, vừa giải quyết bài toán giảm nghèo”, ông Cường nhấn mạnh.

Du khách tìm đến Phiên chợ sâm Ngọc Linh để mua sâm.
Du khách tìm đến Phiên chợ sâm Ngọc Linh để mua sâm. (Ảnh TL)
Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.