Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Phát triển du lịch cộng đồng ở Thanh Hóa

PV - 14:51, 05/03/2019

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, diện tích rộng hơn 8.000km2, chiếm đến 3/4 diện tích của cả tỉnh, nơi đây sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, với: rừng, hồ, núi, hang động, thác nước và nhiều cảnh quan, danh thắng... Đây cũng là vùng có tiềm năng, thế mạnh về văn hóa DTTS đặc sắc gắn với các lễ hội truyền thống... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

Du lịch cộng đồng tại bản làng Bá Thước ngày càng thu hút đông đảo du khách quốc tế đến thăm quan, nghĩ dưỡng. Du lịch cộng đồng tại bản làng Bá Thước ngày càng thu hút đông đảo du khách quốc tế đến thăm quan, nghĩ dưỡng.

Tại Bá Thước, du lịch cộng đồng được biết đến như đại diện “thương hiệu” của ngành Du lịch. Bởi từ năm 2011 đến nay, địa phương này đã thu hút được 24 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, với tổng số vốn gần 70 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện cũng quan tâm đến công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm du lịch của địa phương; hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho đội ngũ làm du lịch. Nhờ những cố gắng này, năm 2018, toàn huyện ước đón được gần 50 nghìn lượt khách, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết: huyện xác định phát triển du lịch cộng đồng là đòn bẩy giúp người dân từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển; phấn đấu đưa huyện thoát nghèo vào năm 2020. Cuối năm 2018, Bá Thước đã nhanh chóng triển khai các thủ tục cần thiết để công bố và đưa vào khai thác tour du lịch cộng đồng là bản Kho Mường (xã Thành Sơn)-bản Đôn (xã Thành Lâm)-bản Hiêu (xã Cổ Lũng). Các bản sau khi được đưa vào sử dụng và khai thác đã thu hút được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan.

Theo báo cáo của ngành Du lịch tỉnh, năm 2018, lượng khách du lịch đến các điểm du lịch sinh thái cộng đồng ở nhiều địa phương miền núi, ước khoảng 350.000 lượt, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nổi bật như khu du lịch Suối cá Cẩm; du lịch cộng đồng huyện Bá Thước và du lịch cộng đồng sinh thái thác Ma Hao, huyện Lang Chánh.

Điều đáng nói, từ coi trọng phát triển các mô hình kinh tế du lịch hiệu quả, nhiều huyện đã khẩn trương xây dựng Đề án phát triển du lịch, xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, khai thác các giá trị tiềm năng phục vụ phát triển du lịch. Điển hình, năm 2018, huyện Bá Thước đã khôi phục và tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống vùng lòng hồ Bá Thước II vào phát triển du lịch nhân dịp lễ hội Mường Khô năm 2019, thu hút hàng nghìn du khách đến xem.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa cho biết: Kết quả nổi bật trong phát triển du lịch cộng đồng tại Thanh Hóa không chỉ ở dừng lại ở lượng khách tìm đến Thanh Hóa ngày càng đông; doanh thu tăng lên hằng năm mà nhận thức của các địa phương, cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ngày càng chuyển biến tích cực. “Hiện nay, Sở VHTT&DL đang triển khai kế hoạch khảo sát và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức, công bố tour du lịch mới kết nối Quan Sơn (Thanh Hóa) với Viêng Xay (Lào) trong năm tới”, bà Nguyệt thông tin.

Với việc xác định, phát triển du lịch tại các huyện miền núi đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, Thanh Hóa đã và đang mở rộng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái văn hóa tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Vườn quốc gia Bến En, thác Ma Hao-bản Năng Cát, Suối cá Cẩm Lương...

Cùng với các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch khu vực miền núi, thì hiện nay người dân đã ý thức được nguồn lợi kinh tế từ du lịch nên rất tự giác trong việc bảo vệ cảnh quan, tài nguyên môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giữ chữ tín với du khách. Đây cũng chính là một trong những giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái xứ Thanh phát triển mang lại nguồn thu ổn định, bền vững và phát triển cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.

QUỲNH CHI

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.