Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng DTTS: Cần xây dựng những mô hình phù hợp

Hồng Phúc - 16:07, 25/02/2020

Tổ chức Phát triển của Liên Hợp quốc đánh giá Việt Nam là 1 trong 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất và tổn thương trực tiếp do quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm gần đây, BĐKH đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của nước ta, nhất là với vùng DTTS và miền núi...

Đồng bào DTTS cần được hỗ trợ để thay đổi phương thức canh tác mới thích ứng với BĐKH
Đồng bào DTTS cần được hỗ trợ để thay đổi phương thức canh tác mới thích ứng với BĐKH

Trước thời điểm đón giao thừa năm Canh Tý 2020, nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đã chịu những hiện tượng thời tiết cực đoan. Ở phía Bắc, các tỉnh miền núi như: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An… hứng những cơn mưa đá lịch sử, gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp. Riêng Bắc Kạn có 141ha và Cao Bằng có 36 có ha hoa màu bị ngập úng.

Còn tại Lâm Đồng, rét đậm kèm theo sương muối vào những ngày đầu tháng 2 đã khiến cho hàng trăm ha cà phê của các hộ dân ở huyện Lạc Dương bị cháy lá, khô cành, ước tính thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng… Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra những năm gần đây cho thấy, BĐKH đang diễn biến nhanh hơn so với Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng năm 2012. Kịch bản này dự báo, nhiệt độ trung bình của nước ta sẽ tăng theo từng năm; nhiệt độ phía Bắc tăng cao hơn phía Nam. Nhưng diễn biến thời tiết đang không đi đúng như kịch bản. 

Như năm 2016, các tỉnh miền núi phía Bắc đã đón đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất trong 40 năm qua với hàng loạt kỷ lục được ghi nhận; có nơi nhiệt độ giảm xuống còn âm 40C (Sa Pa - Lào Cai; Mẫu Sơn - Lạng Sơn). Tại Hà Nội, lần đầu tiên đỉnh núi Ba Vì tuyết rơi kéo dài, ở trạm Hà Đông chỉ 5,40C. Nhiều vùng cao ở Thanh Hóa, Nghệ An tuyết phủ trắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại 52.000 trâu bò, 150.000ha lúa, tương đương với 400 tỷ đồng… 

Rõ ràng, BĐKH đang tác động ngày càng rõ rệt đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân, nhất là ở những địa bàn miền núi – nơi dân cư phần lớn là đồng bào DTTS. Dù đã chủ động khắc phục khó khăn nhưng đại bộ phận người dân ở khu vực này còn thiếu năng lực, công cụ để tìm hiểu và lý giải thông tin khí hậu nên rất khó khăn trong quá trình thích ứng với BĐKH, đặc biệt là trong sản xuất. 

Theo ông Nguyễn Đức Tố Lưu, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên thì, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp cũng như chính quyền các địa phương cần triển khai và hướng đến những mô hình phù hợp như, làng nông nghiệp thích ứng với BĐKH để người dân làm quen với phương thức canh tác mới. Các mô hình này sẽ giúp nâng cao năng lực của cộng đồng để ứng phó với BĐKH và phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào nông dân ở cấp thôn bản với cách tiếp cận tổng hợp về kỹ thuật, phát triển tổ chức, vận động chính sách địa phương. Người nông dân trong thôn bản đóng vai trò quan trọng trong mô hình này, được quan sát và thực hành trên những mô hình canh tác có đủ quy mô ứng phó với BĐKH ngay tại thôn bản của mình.

Các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành còn cho rằng, khi triển khai các mô hình hỗ trợ cải thiện sinh kế, nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho người dân địa phương, nếu được thực hiện bài bản và đồng bộ sẽ góp phần hiệu quả tăng cường khả năng phục hồi và phát triển bền vững sau những rủi ro của thiên tai.

Tin cùng chuyên mục
Chủ xe bán tải bỏ sang dùng VinFast VF 3: “Hoàn hảo cho mọi nhu cầu”

Chủ xe bán tải bỏ sang dùng VinFast VF 3: “Hoàn hảo cho mọi nhu cầu”

Từng sử dụng xe bán tải, anh Thanh Phong (TP.HCM) quyết định chuyển hẳn sang xe điện với VF 5 Plus và gần đây mua thêm VF 3. Mẫu minicar điện của VinFast gây ấn tượng với anh bởi thiết kế đẹp, khả năng tăng tốc “không bàn cãi” và chi phí tiết kiệm. Mới đây, chúng tôi có cuộc trò chuyện với anh Thanh Phong để tìm hiểu thêm về quyết định này của anh.