Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Bài học từ Sa Ná

Hoàng Thanh - 09:35, 26/08/2020

Cuộc sống ở bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã được tái thiết tốt hơn trước, bà con nơi đây cũng đã nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai. Đây cũng là bài học cho hàng chục nghìn hộ dân đang sinh sống ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên khắp cả nước.

Những ngôi nhà mới khang trang, an toàn đã hiện hữu ở Sa Ná
Những ngôi nhà mới khang trang, an toàn đã hiện hữu ở Sa Ná

Một năm về trước (ngày 3/8/2019), một trận lũ quét đã bất ngờ đi qua bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) khiến cho 10 người thiệt mạng, 19 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi. Nguyên nhân gây lũ quét kinh hoàng sau đó đã được Tổng cục Khí tượng - Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) làm rõ. 

Đó là do cây cối từ thượng nguồn trôi về tạo đập tạm nơi dòng suối bị co hẹp tự nhiên. Sau đó, mưa cường độ lớn đã làm nước dâng nhanh và phá vỡ đập tạm tạo sóng lũ dồn về hạ lưu, cuốn trôi, vùi lấp 19 ngôi nhà hai bên dòng suối ở bản Sa Ná. Tổng cục Khí tượng - Thủy văn kiến nghị, không tái định cư cho người dân bản Sa Ná tại khu vực đã xảy ra lũ quét hay các khu vực thường xuyên ngập nước, nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ quét.

Một năm sau thảm họa, bản Sa Ná đã hồi sinh với sự giúp đỡ của Nhà nước và các mạnh thường quân; 19 căn nhà mới nằm trên một quả đồi cao. Nỗi đau còn đó nhưng cuộc sống đã dần ổn định. 

Ông Lương Văn Chon, một người từng bị lũ cuốn trôi ở bản Sa Ná đã may mắn được cứu sống sau nhiều giờ đồng hồ bám vào ngọn cây giữa dòng lũ dữ. Không dám ở ven suối như cũ, ông cùng 18 gia đình có nhà bị cuốn trôi đã được hỗ trợ để về dựng nhà ở khu tái định cư trên một quả đồi cao. 

Vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống trong vùng có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống cần phải di dời
Vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống trong vùng có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống cần phải di dời

Không chỉ riêng 19 gia đình bị cuốn trôi nhà mà nhiều hộ ở bản Sa Ná cũng dọn về khu tái định cư, không ở dọc hai bên dòng suối nữa. Khu tái định cư hiện đã đón 51 gia đình về sinh sống. Nền của 19 căn nhà nơi lũ đi qua giờ đã được địa phương quy hoạch thành nơi trồng rau an toàn.

Và kể từ khi về khu tái định cư, người dân nơi đây đã quen với kẻng báo hiệu thiên tai. Bản cũng đã thành lập đội xung kích phòng chống thiên tai. Đây là lực lượng có nhiệm vụ cảnh báo, hướng dẫn cũng như tích cực vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai ở Sa Ná. 

Sa Ná giờ đã an toàn, bình yên hơn, mỗi hộ dân cũng đã có thêm kiến thức để chủ động phòng, chống thiên tai. Sa Ná đã thành bài học lớn cho các địa phương trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Bởi theo thống kê, hiện cả nước vẫn có khoảng 100.000 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống. Số lượng hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm có dấu hiệu tăng lên khi địa hình có những biến động theo thời gian và tình hình mưa lũ. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức phòng, chống cho cộng đồng, điều cần hơn nữa là xây dựng các công trình phòng, chống lụt bão và có thêm các thiết bị phục vụ công tác dự báo.

Khu tái định cư cho đồng bào Na Sá đã được hoàn thành vào ngày 29/11/2019, được bố trí ở nơi cao ráo, bảo đảm an toàn. Mô hình tái thiết tại Sa Ná được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai nghiên cứu nhân rộng để giảm thiểu thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.