Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Phong phú các hoạt động tại Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024

Thanh Nguyên - 06:59, 18/01/2024

Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024 sẽ được tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) từ ngày 24 - 25/2/2024 (tức ngày 15, 16 tháng Giêng âm lịch).

Ngày hội là hoạt động thường niên thiết thực mừng Đảng, mừng Xuân mới.
Ngày hội là hoạt động thường niên thiết thực mừng Đảng, mừng Xuân mới

Đây là hoạt động thường niên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, hội tụ các sắc màu văn hóa của 54 dân tộc anh em, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc, đồng thời góp phần tăng cường khối Đại đoàn kết dân tộc tại “Ngôi nhà chung”, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, mang đến không khí đón Tết cổ truyền dân tộc cho khách du lịch những ngày đầu Xuân.

Ngày hội năm nay, nhiều hoạt động văn hóa giàu bản sắc của đồng bào các dân tộc sẽ diễn ra trong suốt 2 ngày như: Chương trình nghệ thuật “Bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân đất nước” với các bài ca về Đảng, về Bác Hồ, về mùa Xuân và giới thiệu di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc như trình diễn giới thiệu trò Xuân phả (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Thanh Hóa); các điệu múa đầu năm, múa lễ hội đền tháp của đồng bào Chăm Bà-la-môn (tỉnh Ninh Thuận); giới thiệu nghệ thuật hát Then (di sản văn hóa đại diện nhân loại của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng); cồng chiêng, múa xoang của đồng bào B'ru Vân Kiều (tỉnh Quảng Bình).

Tiếp sau chương trình nghệ thuật, lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc, tặng quà người có uy tín đồng bào dân tộc, đại diện đồng bào các dân tộc tặng quà, chúc Tết lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cùng tham gia vòng xòe đại đoàn kết các dân tộc đầu Xuân, trồng cây lưu niệm.

Đặc biệt, chương trình còn tái hiện giới thiệu nghi thức, lễ hội truyền thống vùng miền, trình diễn di sản văn hóa như Lễ Trỉa lúa (Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) của dân tộc B’ru Vân Kiều, Lễ hội Nàng Hai - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Tày, Lễ hội múa đầu năm - Rija Nagar của dân tộc Chăm và Chương trình “Du xuân” giới thiệu trò chơi dân gian, tri thức dân gian, ẩm thực truyền thống ngày Tết, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.