Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Phụ nữ Bắc Quang (Hà Giang): Sáng tạo trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Hiếu Anh - 21:06, 02/05/2020

Nhằm giúp các hội viên nâng cao trình độ sản xuất, tạo sinh kế trong thời đại mới, thời gian vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã chủ động áp dụng nhiều cách làm mới hiệu quả, thu hút hội viên tham gia.

Sau khi thông báo trên mạng xã hội, nhiều học viên ở huyện Bắc Quang tham gia lớp làm tóc (Ảnh chụp ngày 18/3/2020)
Sau khi thông báo trên mạng xã hội, nhiều học viên ở huyện Bắc Quang tham gia lớp làm tóc (Ảnh chụp ngày 18/3/2020)

Lên mạng tìm học viên

Trước đây, để mở một lớp đào tạo nghề cho các hội viên, Hội LHPN huyện Bắc Quang sẽ thông báo tới từng chi hội trưởng, rồi chi hội trưởng sẽ họp và thông báo tới từng hội viên. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại nên rất ít các hội viên đăng ký tham gia. 

Chị Khổng Mỹ Hạnh, Chủ tịch hội LHPN huyện Bắc Quang, dẫn chứng: Ngay đầu năm 2020, Hội mở lớp học nghề cắt uốn tóc cho các học viên từ 15 - 35 tuổi tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Bắc Quang. Lớp học diễn ra trong khoảng 5 tháng, được miễn phí đào tạo và hỗ trợ nơi ở cho học viên. Tuy nhiên, ngày khai giảng (16/3), chỉ lác đác 5 học viên đăng ký học. 

Nhận thấy cách tiếp cận truyền thống không đạt hiệu quả như mong muốn, Hội LHPN huyện Bắc Quang đã họp bàn chủ động tìm hội viên đến học. Theo đó, Hội LHPN đã lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo đăng thông báo tuyển sinh để chị em hội viên dễ dàng tiếp cận. 

Chị Khổng Mỹ Hạnh cho biết, sau khi thông báo nội dung lớp học trên các mạng xã hội, bản thân chị cũng như thành viên trong Hội LHPN huyện Bắc Quang đã chủ động tìm được các học viên tham gia. Đơn cử như lớp học làm tóc, sau khi đăng thông tin tuyển sinh trên mạng xã hội, lớp học đã tăng lên hơn 30 học viên. 

Đổi mới nội dung

Không chỉ sáng tạo trong việc tiếp cận học viên, Hội LHPN Bắc Quang còn tích cực thu hút các hội viên tham gia chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm bằng các nội dung đổi mới, sáng tạo phù hợp với nền sản xuất hiện đại. Hội đã phối hợp với các ngành tuyên truyền các hộ gia đình hội viên phụ nữ tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất được 220 cuộc/10 nghìn lượt người nghe và thực hiện. Các cơ sở vận động chị em thực hiện phong trào “ủ phân xanh làm phân hữu cơ” được 500 hố, tương đương trên 500 tấn. Hội LHPN đã vận động, tuyên truyền được 18 hộ, thực hiện mô hình nuôi giun quế khép kín làm thức ăn chăn nuôi hữu cơ cho gà. 

Bên cạnh đó, các chi hội đã phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng các xã và Trường Trung cấp nghề Bắc Quang mở được 35 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, với gần 700 phụ nữ tham gia…

Ngoài ra, trong năm 2019, Hội Phụ nữ huyện đã hỗ trợ phụ nữ 5 xã khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Trong đó, mô hình khởi nghiệp trồng thanh long ruột đỏ của chị Hoàng Thị Hải Hiền, xã Đồng Yên đạt giải Ba về ý tưởng khi tham gia trong Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp, do Hội LHPN tỉnh tổ chức.

Tin cùng chuyên mục
Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.