Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Nghề nghiệp - Việc làm
Phụ nữ vùng cao tâm huyết giữ nghề truyền thống
PV
-
16:42, 08/03/2023
Đau đáu trước sự phát triển của công nghệ số, đồ dùng công nghiệp hiện đại, nhiều chị em phụ nữ DTTS vùng cao Lào Cai vẫn nặng lòng với công việc nhuộm, thêu, khâu vải truyền thống. Trong âm thầm, lặng lẽ, họ vẫn duy trì nghề thủ công của cha ông mình với mong muốn bảo tồn di sản cho muôn đời sau.
Tweet
03-03-2023
Gia Lai: Phụ nữ DTTS giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống
17-02-2023
Bảo tồn nghề làm ngói đất của người Nùng Dín
Phụ nữ dân tộc Dao tuyển giữ nghề trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm để may trang phục truyền thống trong gia đình - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Phụ nữ dân tộc Dao đỏ bảo tồn nghề thêu thổ cẩm truyền thống để phục vụ phát triển du lịch. Vải thổ cẩm thường được người Dao đỏ dùng nguyên liệu chỉ dệt bằng sợi bông, sợi lanh trên rừng, gai nhuộm sậm. Trên chất liệu vải chàm thô, họ tạo hoa văn tinh tế, thêu và chắp ghép thêm những trang sức - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Với người Xa Phó, sản phẩm thêu của họ luôn nhiều màu sắc. Những họa tiết hoa văn có hình quả trám, hình tam giác, hình cây thông, hình vuông, hình sóng nước… Mỗi họa tiết, hình thù hoa văn đều thể hiện các sự vật, hiện tượng liên quan đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của đồng bào với mong ước về sự no ấm và khát vọng sống mãnh liệt - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Từ đôi bàn tay khéo léo và tri thức đời sống bản địa cùng những chất liệu vải lanh, chỉ tơ tằm, những sản phẩm của phụ nữ Dao được khách nước ngoài ưa chuộng - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Phụ nữ dân tộc Mông ở Lào Cai vẫn giữ cách trồng lanh, dệt vải truyền thống. Sợi lanh sau khi xử lý, làm mềm, được đưa lên khung dệt. Công đoạn dệt vải kéo dài vài tháng trời, thường bắt đầu từ sau khi thu hoạch ngô cho đến cuối năm - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Phụ nữ dân tộc Nùng thường nhuộm vải bằng nguyên liệu lấy từ cây chàm-loại cây trồng khá phổ biến, quen thuộc với đồng bào. Vải chàm cũng là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên những bộ quần áo truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Nùng - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Kỹ thuật dệt chăn thổ cẩm truyền thống của người Tày Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) có các công đoạn: Quay sợi, mắc khung dệt, tạo hoa văn, dệt vải. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự kiên trì, đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ. Các mẫu thổ cẩm của người Tày là sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc và hoa văn - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Chị em người Mông xanh - dân tộc thiểu số rất ít người - thường cùng nhau thêu may váy áo để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Không ít người cao tuổi dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai vẫn giữ nghề truyền thống - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Bên cạnh công việc thêu thùa, khâu vá, nhuộm vài, phụ nữ dân tộc Giáy vùng cao Sa Pa còn giữ nghề làm hương thảo mộc truyền thống nhằm tạo không gian văn hóa cho khách du lịch khám phá trải nghiệm - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Lợi ích kép khi xây dựng làng nghề thành điểm du lịch
Phụ nữ
nghề truyền thống
phụ nữ dân tộc thiểu số
Lào Cai
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Lâm Đồng: Công nhận Làng nghề dệt thổ cẩm buôn Ka Tung
Bắc Ninh: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch
Vĩnh Long: Phát triển du lịch gắn với làng nghề và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo
Để diêm dân Bạc Liêu "sống" được với hạt muối: Giải pháp cho sự phát triển bền vững (Bài 2)
Giải pháp nào để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động khu vực công sau tinh giản biên chế?
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Kiên Giang: Sở Dân tộc và Tôn giáo tiếp Đoàn công tác Ban trị sự GHPGVN tỉnh đến thăm và làm việc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh, thành phía Nam
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Lễ khánh thành và Kiết giới Sima Chánh điện
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”