Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Quản Bạ (Hà Giang): Thực hiện tốt chính sách dân tộc, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Vũ mừng - 07:14, 01/12/2024

Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trong thời gian qua huyện Quản Bạ đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và nâng cao đời sống Nhân dân.

Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng tại các địa phương trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang ngày một hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.
Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng tại các địa phương trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang ngày một hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.

Quản Bạ là huyện vùng cao, biên giới phía Bắc tỉnh Hà Giang gồm 12 xã và 01 thị trấn, với 107 thôn bản, tổ dân phố. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 5,8 vạn người thuộc cộng đồng 19 dân tộc, trong đó đồng bào các DTTS chiếm hơn 95%.

Hằng năm, trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, huyện Quản Bạ đã lồng ghép nguồn lực từ các chương trình MTQG như: Xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG 1719, trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội… vùng đồng bào DTTS nhất là các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới.

Chỉ tính riêng Chương trình MTQG 1719, trong giai đoạn 2021-2024 huyện Quản Bạ được phân bổ trên 200 tỷ đồng thực hiện nội dung các dự án, tiểu dự án. Từ nguồn lực đó, địa phương đã đầu tư xây dựng và nâng cấp 31 công trình giao thông; 29 công trình giáo dục; 13 công trình điện sinh hoạt; 9 công trình nhà văn hóa thôn; 04 công trình chợ dân sinh; 04 công trình thủy lợi cấp nước sinh hoạt; 167 nhà ở cho hộ nghèo và nhiều cơ sở hạ tầng khác... 

Cùng với đó, huyện Quản Bạ đã hỗ trợ thực hiện 9 dự án về trang thiết bị giáo dục, văn hóa, y tế, truyền thông trên nhiều lĩnh vực; hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng tham gia các dự án sinh kế, với tổng kinh phí trên 165 tỷ đồng.

Ông Viên Quang Chương - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quản Bạ (ngoài cùng bên trái) thăm hỏi người dân xã biên giới Cao Mã Pờ
Ông Viên Quang Chương - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quản Bạ (ngoài cùng bên trái) thăm hỏi người dân xã biên giới Cao Mã Pờ

Cùng với các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, an sinh xã hội; công tác bảo tồn văn hóa của đồng bào các dân tộc được huyện đặc biệt quan tâm, qua nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích đồng bào giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp như: Phục dựng các lễ hội truyền thống; đầu tư, xây dựng thiết chế văn hóa, nhà văn hóa; hỗ trợ hoạt động đội văn nghệ thôn bản…

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Viên Quang Chương, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quản Bạ chia sẻ: Nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719 mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiều chuyển biến tích cực.

 Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tuyên truyền và triển khai thực hiện chính sách, đồng bào DTTS đã có nhận thức sâu sắc hơn về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; tình cảm và niềm tin của đồng bào DTTS đối với cấp ủy, chính quyền ngày càng tăng.

"Đồng bào các DTTS đón nhận chủ trương, đường lối của Đảng, của Nhà nước bằng sự đồng thuận, từ đó cũng ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội, tích cực chủ động hơn trong xây dựng cuộc sống và có nhiều đóng góp hơn cho cộng đồng", ông Viên Quang Chương, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quản Bạ phấn khởi cho hay.

Gia đình anh Lù Mí Pó, thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ đang được cán bộ địa phương hướng dẫn sử dụng và lắp đặt sử dụng téc nước được hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719
Gia đình anh Lù Mí Pó, thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ đang được cán bộ địa phương hướng dẫn sử dụng và lắp đặt sử dụng téc nước được hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, từ năm 2021 đến tháng 11/2024, trên 4500 lao động của huyện Quản Bạ đã được giải quyết việc làm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%. 100% số xã có đường nhựa đến trung tâm; 99,06% số hộ được sử dụng điện;100% xã có trạm y tế; 100% xã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình và điện thoại di động...

 Cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người đạt 39 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 03 triệu đồng so với năm 2023), hộ nghèo toàn huyện còn 4.771 hộ nghèo, chiếm 37,3 % (giảm 7,1% so với cuối năm 2023).

Trong thời gian tới, huyện Quản Bạ tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng đời sống kinh tế, nhu cầu đào tạo nghề, việc làm để có cơ sở hoạch định chính sách phù hợp, đảm bảo tính khả thi và sát với điều kiện thực tế. 

Đồng thời, huyện Xín Mần sẽ sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư hỗ trợ, từ các chương trình, dự án đối với vùng đồng bào DTTS; tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc; thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.