Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Hoàng Chính - 15:15, 31/03/2025

Những năm gần đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Điều này đã giúp địa phương có sự chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.

20ha diện tích cây khoai tây của anh Ngũ Chính Phú hiện đang sinh trưởng, phát triển tốt
20ha diện tích cây khoai tây của anh Ngũ Chính Phú hiện đang sinh trưởng, phát triển tốt

Nhận thấy nhiều diện tích đất canh tác thường sẽ bỏ không để chờ tới vụ lúa mùa, anh Ngũ Chính Phú (thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ) đã thuê lại hơn 20ha để trồng khoai tây. Thời điểm hiện tại, diện tích khoai tây được anh Phú trồng từ tháng 1/2025 đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Anh Phú thông tin: “Qua trồng thử nghiệm, tôi thấy năng suất cây khoai tây đạt trung bình 15 tấn/ha, giá bán từ 11.000đ- 12.000đ/kg. Sau 03 tháng trồng, cây khoai tây sẽ cho thu hoạch, toàn bộ thành phẩm đã được liên kết bao tiêu tại các chợ đầu mối ở thị trường Hà Nội. So với trồng ngô và lúa, cây khoai tây được giá hơn, năng suất hơn, tiêu thụ và thu nhập cũng ổn định hơn. Kết thúc vụ khoai tây, gia đình tôi tiếp tục thực hiện cải tạo đất để trồng cây ngô ngọt và cây dưa chuột”.

Trên địa bàn huyện Quản Bạ, người dân đang có xu hướng trồng cây rau trái vụ chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chị Lù Thị Mai (thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến) cho hay: “Gia đình tôi đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 4 năm nay, so với các cây trồng đơn thuần như ngô, lúa thì trồng cây các loại rau trái vụ cho thu nhập cao hơn nhiều lần. Hiện trên 7.000m2 đất ruộng của gia đình tôi đang luân phiên canh tác 03 vụ rau gồm cà chua, dưa chuột, bí ngòi tròn. Năm 2024, trừ chi phí thu nhập từ trồng rau của gia đình trên 350 triệu đồng”.

Vùng trồng cây cà chua liên kết bao tiêu sản phẩm tại xã Quyết Tiến
Vùng trồng cây cà chua liên kết bao tiêu sản phẩm tại xã Quyết Tiến

Chỉ tính riêng trong năm 2024 toàn huyện Quản Bạ đã chuyển đổi gần 1400ha ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, trong đó chuyển đổi hoàn toàn trên 105ha sang trồng cây cà chua, cây chè, cây ăn quả ôn đới; chuyển đổi theo cơ cấu mùa vụ 1250ha để trồng các loại rau, đậu, dưa chuột. Các đầu mối liên kết đã thu mua khoảng 11300 tấn rau, củ, quả trên địa bàn nhằm cung ứng cho thị trường các tỉnh thành như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An... Tổng giá trị liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt khoảng 62,3 tỷ đồng.

Ông Phạm Ngọc Pha, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Phát huy những tiềm năng thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp, UBND huyện Quản Bạ đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và định hướng Nhân dân tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngô kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, gắn với liên kết trong bao tiêu sản phẩm. Bước đầu huyện đã xây dựng thành công các vùng trồng rau, màu tập trung có quy mô tại các xã Quyết Tiến, Tùng Vài, Nghĩa Thuận. Đặc biệt người dân ở huyện Quản Bạ có sự thay đổi về cách nghĩ, cách làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lĩnh vực nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị hàng hóa.

Nhiệm kỳ 2020- 2025, huyện Quản Bạ phấn đấu thực hiện mục tiêu: “Nông nghiệp sạch - Nông nghiệp thông minh - Nông nghiệp hàng hóa”, qua đó tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo mối quan hệ trao đổi hàng hóa giữa điểm cung cấp là người nông dân với doanh nghiệp góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho Nhân dân tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.