Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quán quân Olympia 21: Ước mơ trở thành doanh nhân

Nguyệt Anh (T/h) - 10:21, 15/11/2021

Nguyễn Hoàng Khánh cho biết em mơ ước trở thành doanh nhân, và mong sau này sẽ được gặp lại các bạn chơi hôm nay trong những vị thế mới: là những người kiến tạo đất nước.

Hoàng Khánh về nhất và giành vòng nguyệt quế - Ảnh: NK
Hoàng Khánh về nhất và giành vòng nguyệt quế - Ảnh: NK

Chiều 14/11, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã gặp gỡ tân quán quân Đường lên đỉnh Oympia và gia đình. Tại buổi gặp, Hoàng Khánh được trao tặng bằng khen và khoản tiền thưởng 100 triệu đồng.

Nguyễn Hoàng Khánh (học sinh Trường THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh) vừa trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2021 với 315 điểm, bỏ xa các bạn chơi còn lại.

Chia sẻ sau trận chung kết, Hoàng Khánh cho hay em cảm thấy rất vui khi đã hoàn thành được mục tiêu của mình là giành vòng nguyệt quế của chương trình.

Khi được hỏi về kế hoạch du học ngay sau chiến thắng ngày 14/11, Hoàng Khánh chia sẻ với báo giới, du học mới chỉ là một trong những dự định của bạn chứ không phải là quyết định. Hoàng Khánh chia sẻ, thời gian dịch bệnh COVID-19 vừa qua bạn nhận ra rằng "Việt Nam là nơi tuyệt vời để học tập và theo đuổi ước mơ".

Khánh cho rằng học tập trong nước, bên cạnh gia đình là tốt nhất, quê hương chính là nơi học tập an toàn, lý tưởng với Khánh. Ngay cả khi dịch COVID-19 qua đi, thế giới không bao giờ như cũ, rất có thể lại có những chủng virus mới xuất hiện gieo rắc dịch bệnh khác.

Nhưng dịch bệnh không phải là lý do duy nhất khiến Khánh không hứng thú du học. Theo Khánh, với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì với Internet ai cũng có thể học mọi thứ trên đời, từ bất cứ đâu. Việc du học không còn là con đường tốt nhất và duy nhất để tìm kiếm bể kiến thức rộng lớn của thế giới như trước đây.

Hoàng Khánh chia sẻ niềm vui bên bố và mẹ.
Hoàng Khánh chia sẻ niềm vui bên bố và mẹ.

Chị Hoàng Thị Thu Giang, mẹ của Nguyễn Hoàng Khánh cho hay, không chỉ trên sân khấu cuộc thi này mà thường ngày, Khánh cũng thể hiện là một người bản lĩnh và đôi khi còn là điểm tựa tinh thần cho cả nhà.

Khánh là con cả trong gia đình có mẹ là giảng viên đại học, bố là kỹ sư xây dựng. Chị Giang nhận xét, Khánh ít nói, điềm đạm nhưng sống rất tình cảm. Em cũng rất hay làm việc nhà, đặc biệt nấu ăn rất ngon.

Chị Giang cho hay, có được thành tích ngày hôm nay, có lẽ nhờ việc Khánh tự đề ra cho mình kế hoạch cụ thể để cân bằng giữa học tập và rèn luyện thể chất, thể dục thể thao. Cũng nhờ thế mà con có được một tinh thần tốt, học tập cũng hiệu quả hơn.

Chị Giang kể, hằng ngày, ngoài việc học những kiến thức trên lớp, Khánh đều dành ra một lượng thời gian nhất định để đọc sách báo, xem thời sự để nắm bắt thông tin thời sự, tin chính thống. Khánh có một tủ sách rất lớn và có thể coi như là một thư viện nhỏ ở trong nhà. Con hay đọc báo, đặc biệt là báo nước ngoài.

 Vì mẹ và bà ngoại đều là cô giáo dạy văn nên Hoàng Khánh được đọc đủ loại sách từ nhỏ, trong đó có nhiều sách văn học. Trong số các văn nghệ sĩ nước nhà, Khánh thích nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với âm nhạc tuyệt vời của ông và rất yêu những vần thơ của đôi vợ chồng thi sĩ tài năng Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Trong di sản thơ Lưu Quang Vũ thì Khánh đặc biệt thích Phố ta bởi tinh thần nhân văn luôn tin vào con người, tin vào điều tốt đẹp ở đời.

Ngoài đọc sách, chơi thể thao, Hoàng Khánh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội như tham gia CLB Hạ Long xanh chuyên làm sạch môi trường và nhiều CLB khác trong trường em. Khánh cũng thích học về lịch sử qua các buổi tham quan bảo tàng, di tích.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.