Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thí sinh Đường lên đỉnh Olympia được tặng học bổng toàn phần du học Đức

PV - 13:36, 22/09/2020

Ngày 21/9, bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Xây dựng Môi trường Xanh Việt Nam (GVF) đã quyết định trao tặng cho thí sinh vòng chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 20 Văn Ngọc Tuấn Kiệt, đến từ tỉnh Quảng Trị, gói học bổng toàn phần du học đại học tại CHLB Đức.

Thí sinh Văn Ngọc Tuấn Kiệt.
Thí sinh Văn Ngọc Tuấn Kiệt.

Với tiêu chí đề cao tinh thần hiếu học, vun đắp nhân tài tương lai, học bổng toàn phần du học đại học tại Đức được bà Đỗ Liên trao cho Tuấn Kiệt như một lời động viên, một sự tiếp sức cho em đi tiếp chặng đường chinh phục tri thức.

Thí sinh Văn Ngọc Tuấn Kiệt là học sinh lớp 12A1 - Trường PTTH Thị xã Quảng Trị. Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều làm nông nghiệp tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, một huyện nghèo của tỉnh Quảng Trị nhưng có truyền thống vượt khó, hiếu học, em là một học trò giỏi xuất sắc trong suốt 11 năm học. Trong năm học mới 2020 - 2021 này, Quỹ GVF cũng đã trao cho em học bổng vì thành tích học tập tốt.

Học bổng du học toàn phần bậc đại học tại Đức sẽ được trao cho em sau khi hoàn thành chương trình học lớp 12 với những điều kiện như sau: Đạt danh hiệu học sinh giỏi lớp 12 năm học 2020 - 2021; Hạnh kiểm tốt; Tổng điểm bài thi tốt nghiệp TPTH 2021 đạt loại giỏi; IELTS đạt điểm 7.0.

Trước đó, tại vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020 giữa 4 “nhà leo núi” Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT Kim Sơn A, Ninh Bình), Vũ Quốc Anh (THPT Ngô Gia Tự, Đăk Lăk), Văn Ngọc Tuấn Kiệt (THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) và Lưu Đào Dũng Trí (THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội), vòng nguyệt quế và phần thưởng 40.000 USD cùng suất học bổng tại Đại học Kỹ thuật Swinburne (Australia) đã thuộc về Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT Kim Sơn A, Ninh Bình).

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.