Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Quan Sơn: Hiệu quả từ Chương trình “Không còn nạn đói”

Vân Khánh - CĐ - 14:20, 27/10/2021

Năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa đã chọn Sa Ná làm điểm, triển khai mô hình “Nông nghiệp dinh dưỡng” trong khuôn khổ Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025. Sau gần một năm thực hiện, mô hình đã góp phần tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Tiếp cận dự án nông nghiệp dinh dưỡng, người dân bản Sa Ná nâng cao nhận thức trong sử dụng thực phẩm không bị lãng phí.
Tiếp cận dự án nông nghiệp dinh dưỡng, người dân bản Sa Ná nâng cao nhận thức trong sử dụng thực phẩm không bị lãng phí.

Sau trận lũ quét xảy ra tháng 8/2019, bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được định cư ở nơi ở mới. Tuy nhiên, theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện Quan Sơn, cả bản có 60/78 hộ thiếu hụt các loại thực phẩm.

Do sống ở khu vực biên giới, nguồn thực phẩm tại chỗ của người dân bản Sa Ná còn thiếu so với nhu cầu, không có điều kiện chế biến và bảo quản thực phẩm phù hợp… Bên cạnh đó, nhận thức của người dân cũng chưa đúng, chưa đủ về dinh dưỡng.

Trước thực tế đó, Phòng NN&PTNT huyện Quan Sơn được giao triển khai mô hình “Nông nghiệp dinh dưỡng”, trong khuôn khổ chương trình hành động “Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025 tại bản Sa Ná. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 725 triệu đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 350 triệu đồng, người dân đối ứng 375 triệu đồng.

Dự án đã hỗ trợ người dân bản Sa Ná 4.590 con gà ri Hòa Bình 25 - 30 ngày tuổi (hộ nghèo 85 con/1 hộ, hộ cận nghèo 68 con/1 hộ); 3.390kg thức ăn hỗn hợp; 18.360 liều vắc xin các loại; 120 lít hoá chất sát trùng. Dự án không chỉ đơn thuần hỗ trợ giống gà, vật tư chăn nuôi, mà quan trọng hơn là hướng tới nâng cao nhận thức cho người dân trong quá trình đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, cải thiện dinh dưỡng cho người dân. 

Sau một thời gian, đàn gà đã sinh trưởng tốt và đang trong thời gian đẻ trứng, đã giúp các hộ có đủ thực phẩm hàng ngày đảm bảo dinh dưỡng; góp phần giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em trong bản. Bên cạnh đó, phần lớn các hộ dân trong bản đã có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. 


Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.