Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Mô hình “Không còn nạn đói” ở Quảng Ngãi

Đạt Thành Nhân - 10:10, 23/09/2020

Là một trong 3 địa phương thực hiện thí điểm mô hình “Không còn nạn đói”, thời gian qua, với sự nỗ lực, trách nhiệm của các cấp ngành tỉnh Quảng Ngãi trong triển khai mô hình đang từng bước làm thay đổi nhận thức canh tác của bà con ở vùng khó khăn…

 Gà, vịt do Dự án “không còn nạn đói” hỗ trợ được người dân thôn Ra Manh chăm sóc và phát triển tốt
Gà, vịt do Dự án “không còn nạn đói” hỗ trợ được người dân thôn Ra Manh chăm sóc và phát triển tốt

Về thôn Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây thời gian này, chắc chắn chúng ta sẽ ngạc nhiên với sự đổi thay nơi đây. Bởi, mới một năm trước thôi, Ra Manh là một trong những thôn còn khó khăn của xã, chủ yếu là đồng bào Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) sinh sống. Muốn vào thôn phải đi bộ, đường thì gập ghềnh, lầy lội khó đi, đời sống kinh tế vẫn còn lạc hậu, tự cung, tự cấp. Chăn nuôi thả tự do, không chăm sóc; gieo trồng chủ yếu dựa vào vài ba sào rẫy chờ nước trời…; hầu hết đồng bào sống nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. 

Tháng 9/2019, mô hình “Không còn nạn đói” đã được triển khai thí điểm tại thôn Ra Manh với 36 hộ tham gia. Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long thông tin, mới sau 1 năm thực hiện mô hình, người dân trong thôn đã thay đổi tập quán sản xuất, biết chăn nuôi theo phương pháp mới. 

Đến thăm gia đình chị Đinh Thị Hời - một hộ gia đình được dự án hỗ trợ gà, vịt để chăn nuôi, chị Hời kể lại: Gia đình được hỗ trợ 25 con gà và 25 con vịt xiêm; sau đó được các cán bộ của chương trình hướng dẫn cách chăn nuôi, phòng dịch bệnh để gà vịt phát triển nhanh. Gia đình làm theo, bây giờ đàn gà, vịt đã tăng lên hơn 100 con. Nhờ vậy, ngoài cung cấp thực phẩm cho gia đình, chị còn có sản phẩm bán để có thêm thu nhập.

Cũng giống như chị Hời, gia đình anh Đinh Văn Bốt cũng được dự án hỗ trợ 25 con gà, 25 con vịt xiêm và 1 phần thức ăn chăn nuôi. Theo hướng dẫn, anh Bốt xây dựng chuồng trại, thực hiện các quy trình kỹ thuật chăn nuôi nên gà, vịt của gia đình phát triển tốt, giảm được thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Hiện, đàn gia cầm đã lớn và đẻ trứng thường xuyên, cung cấp 1 nguồn thực phẩm đáng kể cho gia đình anh.

Chủ tịch UBND xã Sơn Long Đỗ Thanh Vượt đánh giá, qua khảo sát thực tế, 36 hộ trong thôn Ra Manh tham gia dự án được nhận gà, vịt hỗ trợ đã có những thay đổi trong cách nghĩ về phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hộ không tái đàn. Xã cũng đã họp và tuyên truyền, vận động bà con hiểu rằng, đây là nguồn thực phẩm, nguồn dinh dưỡng và mang lại thu nhập cho gia đình, cần phải duy trì tái đàn. 

Vừa qua, Đoàn công tác của Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn cùng chuyên gia của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã đến xã Sơn Long để đánh giá lại mô hình này. Qua kiểm tra, khảo sát quá trình thực hiện Dự án tại xã Sơn Long, ông Ma Quang Trung, chuyên gia tư vấn - Văn phòng thường trực Chương trình “Không còn nạn đói” nhìn nhận, bà con đã được tập huấn phòng trừ dịch bệnh, gà, vịt được hỗ trợ lớn nhanh, chắc chắn đời sống của bà con sẽ được cải thiện…

Theo ông Lê Văn Dương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, năm 2020, tỉnh thực hiện 3 mô hình gồm: Mô hình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiếp tục mở rộng đối tượng ra một số hộ nghèo, cận nghèo ở thôn Ra Manh (xã Sơn Long, huyện Sơn Tây); 2 mô hình lấy từ nguồn ngân sách giảm nghèo của tỉnh triển khai ở xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Tây) và xã Long Mai (huyện Minh Long). “Hiện nay, 3 mô hình này đã lập kế hoạch và đang trong giai đoạn trình duyệt dự án. Nếu mọi việc thuận lợi thì từ nay đến cuối năm sẽ triển khai để giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế”, ông Dương thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.