Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Quân tư trang giả tràn lan và những hệ lụy khó lường

Tuấn Trình - 14:24, 23/03/2020

Lợi dụng sự thiếu hiểu của người dân, đặc biệt là bà con vùng cao, nhiều đối tượng đã mua quân tư trang lực lượng vũ trang, giả danh là tướng, tá quân đội, công an để lừa đảo. Trong khi đó, hiện rất khó kiểm soát quân nhu giả trôi nổi trên thị trường.

Quân tư trang được rao bán trên mạng xã hội
Quân tư trang được rao bán trên mạng xã hội

Giả danh tướng, tá quân đội, công an để lừa đảo

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, đã có kết quả điều tra bước đầu đối với đối tượng giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đó là đối tượng Diệp Ngọc Hà (47 tuổi, ngụ Quận 7, TP. Hồ Chí Minh) với thủ đoạn làm quen rồi giới thiệu, mình đang công tác tại một cục nghiệp vụ Bộ Công an và đang làm chủ đầu tư dự án. 

Theo điều tra, Diệp Ngọc Hà mặc trang phục Công an Nhân dân, mang quân hàm Đại tá và bảng tên ghi chức vụ Phó Cục trưởng. Hà thừa nhận thực hiện trót lọt 6 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với tổng số tiền trên 6 tỷ đồng. Bước đầu Hà khai nhận mua trang phục công an, thẻ đảng, giấy chứng minh Công an Nhân dân của một đối tượng không quen biết qua mạng xã hội.

Ngày 24/2, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp, đề nghị truy tố 14 bị can trong đường dây giả danh tướng quân đội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị can là Hoa Hữu Long (56 tuổi, trú tại Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội). 

Theo đó, lợi dụng việc Bộ Quốc phòng đang có đề án tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội, Long cùng một số đối tượng đã sử dụng các quyết định, tài liệu giả, mạo danh Bộ Quốc phòng, tạo dựng việc có chủ trương thành lập Tập đoàn Đông Dương, Binh đoàn 10 (S10) và có nhu cầu tuyển dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành.

Long mạo nhận là Thiếu tướng quân đội để lừa xin việc cho người dân vào Tập đoàn Đông Dương. Rất nhiều người đã tin tưởng vào bộ quân phục và mác tướng quân đội giả mạo nên rơi vào bẫy của đường dây lừa đảo này. Mỗi người nộp hồ sơ xin việc phải nộp cho nhóm của Long 65 - 150 triệu đồng. Từ năm 2016 - 2018, đã có gần 1.000 người tin tưởng đưa tiền cho đối tượng. Tổng số tiền Long và các bị can thu được của bị hại có nhu cầu xin việc lên tới 83 tỷ đồng.

Đối tượng Diệp Ngọc Hà (bên trái) giả danh tướng quân đội cùng vợ lừa đảo gần 1.000 người dân. (Ảnh tư liệu)
Đối tượng Diệp Ngọc Hà (bên trái) giả danh tướng quân đội cùng vợ lừa đảo gần 1.000 người dân. (Ảnh tư liệu)

Cần xử nghiêm 

Hai vụ việc nói trên chỉ là hai trong những vụ điển hình của việc sử dụng danh nghĩa quân đội, công an để lừa đảo. Để thực hiện trót lọt hành vi, việc đầu tiên các đối tượng phải làm luôn là tìm mua cho mình một bộ quân phục, ve hàm và thậm chí là huân, huy chương giả để đánh lừa các bị hại.

Không khó để tìm kiếm những cửa hàng buôn bán quân nhu giả trên mạng xã hội. Ở đó, người mua có thể đặt đầy đủ các loại trang phục của công an, quân đội như giày, thắt lưng, quân hàm, bảng tên… Mua dễ, bán nhanh, đó là một trong những yếu tố dẫn đến các vụ việc đóng giả cán bộ công an, sĩ quan quân đội để tiến hành lừa đảo. 

Đại tá Dương Văn Hiệp, Đoàn trưởng Đoàn An ninh 1, Cục Bảo vệ an ninh quân đội, cho biết: Các đối tượng giả danh, mạo danh quân nhân thường lợi dụng uy tín, sự tin yêu của người dân đối với cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam để tạo lòng tin, lừa đảo người dân. Chúng thường khoe mẽ quen biết nhiều lãnh đạo ở Trung ương, địa phương, chỉ huy trong quân đội và có khả năng xin biên chế, việc làm, dự án… 

“Trước những đối tượng có biểu hiện như trên, người dân phải hết sức cảnh giác và cần báo cho cơ quan quân sự địa phương, cơ quan bảo vệ pháp luật của quân đội hoặc cơ quan công an nơi gần nhất”, Đại tá Dương Văn Hiệp khuyến cáo.

Tin cùng chuyên mục
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.