Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Quảng bá Di sản thế giới của Việt Nam trên tem Tết Giáp Thìn

Thanh Thuận - 07:36, 10/01/2024

Chào đón năm mới 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem “Tết Giáp Thìn” gồm hai mẫu tem và một blốc thể hiện hình ảnh con rồng - con giáp thứ 5 trong 12 con giáp.

(TIN PV) Quảng bá Di sản thế giới của Việt Nam trên tem Tết Giáp Thìn
Hai mẫu tem trong bộ tem “Tết Giáp Thìn” .

Hai mẫu tem trong bộ tem “Tết Giáp Thìn” có khổ là 37 x 37 mm, thể hiện hình rồng vàng trên nền xanh và hồng tươi tắn, gợi lên không khí Tết. Hình ảnh rồng bay lên (thăng long) và rồng hạ xuống (hạ long) đều là biểu tượng cho hai Di sản thế giới của Việt Nam cần được gìn giữ là Hoàng thành Thăng Long - nơi rồng bay lên và Vịnh Hạ Long - nơi bình an rồng hạ xuống.

Mẫu tem Tết là một kênh quảng bá di sản thế giới của Việt Nam đến với cộng đồng bưu chính, người chơi tem quốc tế.

Đặc biệt, hình tượng cá chép hóa rồng được thể hiện chìm và hòa quyện trên nền tem, là biểu tượng cho sự nỗ lực, may mắn và thành công. Cá chép hóa rồng còn thể hiện sự tài ba, phẩm chất khác biệt, sự kiên trì bền bỉ, sự hy sinh và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách để đạt được ước mơ hóa rồng, qua đó thể hiện sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước trong thời đại mới, hòa nhịp cùng sự phát triển của thế giới để hiện thực giấc mơ trở thành đất nước phát triển - con rồng châu Á.

(TIN PV) Quảng bá Di sản thế giới của Việt Nam trên tem Tết Giáp Thìn 1
Blốc tem "Tết Giáp Thìn".

Mẫu blốc bộ tem "Tết Giáp Thìn" có khổ 80 x 80 mm, thể hiện đại gia đình nhà rồng bay lên trên những áng mây hình khánh tượng trưng cho sự bình an, may mắn của các gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Hình ảnh 9 con rồng quần tụ được thể hiện trên blốc còn là biểu tượng cho dòng sông Cửu Long với 9 dòng uốn lượn đổ ra 9 cửa biển đem lại sự trù phú cho kinh tế nông nghiệp miền Tây Nam Bộ.

Tin cùng chuyên mục
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.