Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Quảng Bình: Xây dựng và sửa chữa 105 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ DTTS

Khánh Ngân - 18:28, 09/08/2023

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã có 105 nhà Đại đoàn kết được xây mới và sửa chữa. Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà Đại đoàn kết là những hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS có nhu cầu cấp thiết về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh.

Quảng Bình: Xây dựng và sửa chữa 105 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ DTTS
Đại diện Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình trao biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà Đài đoàn kết cho các khu dân cư

Với tổng kinh phí gần 7 tỷ đồng, được trích từ Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ Cứu trợ, Quỹ An sinh xã hội tỉnh và nguồn huy động hợp pháp từ các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị tài trợ và nhà hảo tâm khác thông qua kênh huy động của Mặt trận các cấp.

Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Ba Đồn hỗ trợ xây dựng mới 8 nhà; Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bố Trạch hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 19 nhà; Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lệ Thủy hỗ trợ xây dựng 17 nhà; Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Minh Hóa hỗ trợ xây dựng 5 nhà; Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Ninh hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 14 nhà; Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Trạch hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 19 nhà; Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tuyên Hóa hỗ trợ sửa chữa 16 nhà; Ủy ban MTTQ Việt Nam Tp. Đồng Hới hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 7 nhà.

Ông Trần Quang Minh - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình cho biết, từ nay đến cuối năm, Mặt trận Tổ Quốc các cấp ở Quảng Bình tiếp tục trích quỹ đồng thời xã hội hóa thêm nguồn lực. Từ đó có điều kiện để xây dựng thêm nhà Đại đoàn kết hỗ trợ những hộ gia đình có hoàn cảnh cấp thiết về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Bao đời nay, chiếc nón lá của đồng bào dân tộc Tày ở huyện vùng cao Định Hóa (Thái Nguyên) đã trở thành nét đẹp văn hóa, không chỉ được bà con sử dụng hàng ngày khi lên nương, ra ruộng hay xuống phiên chợ, mà còn là tín vật tình yêu trai gái hẹn hò...