Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Quảng Nam: Công nhận thêm 7 nghề truyền thống

T.Nhân - H.Trường - 17:18, 09/12/2024

Ngày 9/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống cho 7 nghề trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Tp. Hội An có 5 nghề được công nhận.

Theo đó, 7 nghề được công nhận và cấp Bằng công nhận Nghề truyền thống gồm: Nghề rèn Phước Công (thôn 2, xã Phước Công, huyện Phước Sơn); nghề bánh tráng Tam Ngọc (thôn Thọ Tân, xã Tam Ngọc, Tp. Tam Kỳ). Hội An có 5 nghề, là: Nghề làm đèn lồng Hội An (phường Cẩm Phô); nghề may đo (phường Cẩm Phô); nghề cao lầu (phường Cẩm Châu); nghề bắp nếp Cẩm Nam (phường Cẩm Nam); nghề chiếu cói Kim Bồng (xã Cẩm Kim).

Làng nghề bánh tráng ở Tam Ngọc, Tp. Tam Kỳ.
Làng nghề bánh tráng ở Tam Ngọc, Tp. Tam Kỳ

Mức tiền hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 6, Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025. Cụ thể, việc tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận và xây dựng cổng chào hoặc biển quảng bá sản phẩm nghề truyền thống sẽ được hỗ trợ 45 triệu đồng/nghề.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. Thời gian qua, Quảng Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách quan tâm tìm các giải pháp để tôn vinh, bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống.

Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.