Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Quảng Nam phân bổ hơn 12 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp Chương trình MTQG giảm nghèo vững bền năm 2024

T.Nhân - H.Trường - 08:05, 20/06/2024

Ngày 19/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn cho biết, đã ký Quyết định số 1357 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024.

Quảng Nam phân bổ hơn 12 tỷ đồng để hỗ trợ các mô hình sinh kế cho bà con.
Quảng Nam phân bổ hơn 12 tỷ đồng để hỗ trợ các mô hình sinh kế cho bà con

Theo đó, UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng (kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương hơn 10,7 tỷ đồng và nguồn kinh phí đối ứng ngân sách tỉnh hơn 1,5 tỷ đồng).

Từ nguồn kinh phí này, dự kiến sẽ chi thực hiện Dự án 2 - đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo hơn 8,7 tỷ đồng và Tiểu dự án 1 (Dự án 6) - giảm nghèo về thông tin hơn 3,5 tỷ đồng.

UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị được phân bổ kinh phí chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố cân đối, bố trí kinh phí đối ứng của địa phương để triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị quyết số 22 của HĐND tỉnh. Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh lập thủ tục cấp kinh phí, hướng dẫn thực hiện thanh, quyết toán theo quy định.

Ngoài ra, các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Văn phòng Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện đúng quy định.

Tin cùng chuyên mục
Cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao Thanh Hóa giá thấp cũng không có người mua

Cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao Thanh Hóa giá thấp cũng không có người mua

Cây vầu từng được ví như “cây vàng xanh” ở các huyện miền núi Thanh Hóa như Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh. Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ cây vầu trở nên khó khăn, giá thấp khiến các doanh nghiệp bao năm nay chuyên thu mua vầu của người dân, thì nay thu mua cầm chừng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân trồng vầu.