Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Quảng Nam: Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

T.Nhân - 16:35, 14/03/2023

Thời gian gần đây, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xảy ra nhiều. Trong năm 2022, các cơ quan tố tụng đã thụ lý giải quyết 16 vụ hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Đa số nạn nhân trong các vụ án đều ở tuổi dưới 13 tuổi. Nhiều trường hợp đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục các cháu lại chính là người thân trong gia đình; xảy ra nhiều ở vùng đồng bào DTTS; nhiều vụ việc các cháu bị xâm hại trong thời gian dài mới được phát hiện xử lý...

Tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xảy ra nhiều vì thế cần tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xảy ra nhiều vì thế cần tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Trong khi đó, nhận thức của một bộ phận gia đình, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em còn chưa đầy đủ; một số gia đình do điều kiện kinh tế còn khó khăn, công việc không ổn định, đi làm ăn xa nên thiếu sự quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cháu, dẫn đến nhiều trẻ em có nguy cơ bị mua bán, bạo lực, xâm hại...

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023. Theo đó, kế hoạch đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, gồm: Xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch về công tác trẻ em của Trung ương, của tỉnh; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tổ chức khắc phục những tồn tại, thiếu sót về thực hiện các quy định của pháp luật về quyền trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam...

Điều tra, thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em; củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; duy trì, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ, mạng lưới bảo vệ trẻ em; tổ chức Tháng hành động vì trẻ em (từ ngày 1 - 30/6), diễn đàn trẻ em các cấp, Tết Trung thu năm 2023; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em và thực hiện quyền trẻ em ở địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp.

Phấn đấu, 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc dưới các hình thức như: được hưởng trợ cấp xã hội; được trợ giúp về khám bệnh, chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng; được hỗ trợ về giáo dục; được tư vấn, tham vấn, tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em; được hưởng các phúc lợi xã hội và các hình thức trợ giúp khác. 80% trở lên đội ngũ làm công tác trẻ em cấp xã; cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên y tế thôn, khối phố được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

100% huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn duy trì, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em và có quy chế hoạt động hiệu quả; hình thành nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã, bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác trẻ em. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em, Diễn đàn trẻ em các cấp, ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán cho trẻ em... Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em…

Tin cùng chuyên mục
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành Chợ phiên Phja Đén; công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về công nhận làng nghề miến dong Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam.