Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Quảng Nam: Xây dựng kịch bản phòng chống thiên tai trong đại dịch

Thành Công -CĐ - 11:32, 27/08/2021

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cho thấy nguy cơ lây lan dịch chưa dừng lại. Trong khi đó, mùa mưa lũ cũng cận kề. Trước những thiệt hại chưa từng có ở Quảng Nam do thiên tai gây ra năm 2020, cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19, phương án ứng phó với thiên tai, thích nghi và đảm bảo an toàn phòng chống dịch đã và đang được toàn hệ thống chính trị của Quảng Nam triển khai gấp rút .

Năm 2020, tỉnh Quảng Nam chịu nhiều thiệt hại do sạt lở và lũ ống, lũ quét. Ảnh: L.K
Năm 2020, tỉnh Quảng Nam chịu nhiều thiệt hại do sạt lở và lũ ống, lũ quét. Ảnh: L.K

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực BCĐ Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT &TKCN) tỉnh Quảng Nam, hàng năm thiên tai gây thiệt hại cho tỉnh Quảng Nam khoảng từ 2.000 - 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2020 vừa qua, mức độ thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay, với con số thống kê lên đến hơn 11.000 tỷ đồng, chủ yếu là do sạt lở đất ở các huyện miền núi. Trong đó, nặng nhất là lũ quét xuất hiện ở huyện Nam Trà My và Phước Sơn. Lũ ống, lũ quét rất khó dự báo, diễn ra đột ngột, đã khiến công tác chỉ đạo ứng phó có phần bị động.

Năm 2021, để chủ động ứng phó với những diễn biến phát sinh trong công tác PCTT nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở NN &PTNT, Cơ quan thường trực BCĐ xây dựng kịch bản PCTT trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; tiến hành xây dựng app PCTT, lồng ghép trong ứng dụng Smart Quảng Nam.

Theo đó, app PCTT này sẽ có tất cả các thông tin về thiên tai, xây dựng thêm hệ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số, hướng dẫn ứng phó với các loại hình thiên tai, số liệu mưa, dự báo, bản đồ ngập lụt… đều được tích hợp. Song song đó, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam đang xây dựng phần mềm quản lý sơ tán dân, sẽ tập huấn xuống xã và phổ biến cho dân… Ngoài ra, BCĐ các cấp sẽ tăng cường sử dụng các kênh zalo, facebook, kết nối các nhóm điều hành trong công tác PCTT.

“Ngoài các quy định chung của Nhà nước, Luật PCTT, Nghị định 66, Quảng Nam sẽ phải xây dựng cho được một kịch bản riêng. Kịch bản này sẽ chia ra làm 3 giai đoạn, gồm giai đoạn phòng ngừa (trước mùa mưa lũ); ứng phó khi thiên tai xảy ra và giai đoạn khắc phục khi thiên tai đã qua, đưa người dân về lại nơi ở…”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, Trương Xuân Tý cho biết.

Đối với giai đoạn phòng ngừa thiên tai trong kịch bản ứng phó thiên tai của tỉnh Quảng Nam cũng nêu rõ, việc chỉ huy tại chỗ phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ huy PCTT và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Đây là vấn đề rất quan trọng được các địa phương chủ động, chuẩn bị đầy đủ công cụ, trang thiết bị, thuốc men, công cụ để ứng phó dịch. 

Trong trường hợp cao nhất, nơi xảy ra thiên tai đang thực hiện Chỉ thị 16, địa phương nào cũng phải khu trú, điều hành trong tình huống phải tách biệt xã với xã, thôn với thôn, huyện với huyện, việc chủ động có ý nghĩa hết sức quan trọng và phải được nâng lên một cấp độ mới.

Quảng Nam tiêm vaccine phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.
Quảng Nam tiêm vaccine phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.

Lúc này, cả công tác phòng chống dịch Covid-19 và PCTT đều phải ưu tiên “4 tại chỗ”, song song trong bối cảnh thiên tai và dịch bệnh diễn ra cùng lúc, lương thực dự trữ phải nhiều hơn, sẵn sàng cho khu cách ly tập trung. Đặc biệt, phải bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng chống thiên tai trước dịch bệnh. Đây là lực lượng xung kích nên mọi hoạt động buộc phải đúng quy trình chống dịch, khi có trường hợp cần thiết phải điều đi ứng phó sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.

Cũng theo kịch bản PCTT trong bối cảnh dịch Covid-19 của tỉnh Quảng Nam, công tác sơ tán dân cũng sẽ được các cấp chính quyền địa phương thay đổi theo hướng ưu tiên xen ghép, sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung như trước đây. Trong thời gian này, các xã sẽ tiến hành thống kê số nhà kiên cố trên địa bàn, quy mô chứa được người sơ tán bảo đảm 5K. 

Hiện nay, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có thể sẽ phải hỗ trợ người dân làm nhà vệ sinh kiên cố bên cạnh nhà, vừa phục vụ sinh hoạt, vừa làm nơi tránh trú, chống chịu được trong khi bão đổ bộ. Các địa phương phải đánh giá, đề xuất hỗ trợ nếu vượt khả năng nguồn lực. Giải pháp này cũng giúp hạn chế tập trung đông người khi sơ tán tập trung, giảm bớt nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19.

Lực lượng thanh niên tình nguyện vận chuyển nước ngọt đến từng nhà dân.
Lực lượng thanh niên tình nguyện vận chuyển nước ngọt đến từng nhà dân.

Thực tế cho thấy, vừa chống dịch, vừa chống thiên tai là điều không dễ dàng, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc một cách quyết liệt, bài bản; các lực lượng phải luôn sẵn sang khi cần thiết. Trong trường hợp sơ tán dân, công tác khử khuẩn cho các địa điểm chuẩn bị sơ tán cũng được Quảng Nam xây dựng theo đúng quy trình của y tế. Ngoài ra, Quảng Nam cũng đang đề xuất tiến hành tiêm vắc xin sớm cho lực lượng xung kích PCTT, vì lực lượng này có thể phải làm song song 2 nhiệm vụ trong bối cảnh dịch bệnh.

Để  bảo đảm nhân lực trong bối cảnh hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã huy động sự vào cuộc của ngành y tế cũng như  bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở. Khi thiên tai xảy ra, các lực lượng sẽ phải tuân thủ chỉ huy, chỉ huy tập trung, bám sát kịch bản đã đề ra. Nếu xuất hiện ca F0 trong số dân sơ tán, Quảng Nam sẽ bố trí sẵn sàng nơi cách ly, thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế về phòng chống dịch. Xã có nguy cơ xảy ra dịch sẽ phải khác xã đã có dịch, phải có sự linh động trong sơ tán, các cấp huyện phải nắm chắc để chỉ đạo. 

Đối với giai đoạn khắc phục, Ban Chỉ đạo các cấp cũng sẽ đánh giá nhanh tình hình thiên tai và dịch bệnh, nếu tình hình bảo đảm, không xuất hiện nguy cơ lây lan dịch thì mới thực hiện đưa người dân về nơi ở cũ. Tập trung nhất, vẫn là xây dựng và bám sát phương án sơ tán dân theo “4 tại chỗ…