Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Quảng Ngãi: Công nhận Lễ hội đua thuyền Tịnh Long là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

T.Nhân-H.Trường - 07:24, 26/02/2024

Lễ hội đua thuyền ở xã Tịnh Long, Tp.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi là nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước sống dọc hai bên sông Trà Khúc, đã tồn tại hàng trăm năm nay và mang ý nghĩa văn hóa tín ngưỡng sâu sắc.

Lễ hội đua thuyền Tịnh Long là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội đua thuyền Tịnh Long là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội được tổ chức 2 năm 1 lần, vào mùng 5 và mùng 6 Tết Nguyên đán. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang tính đặc trưng riêng của cư dân vùng sông nước nói chung và của nhân dân xã Tịnh Long nói riêng. Không chỉ là một trò chơi thể thao mà còn là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho ruộng vườn tốt tươi, người người, nhà nhà được yên vui, ấm no hạnh phúc.

Tham gia Lễ hội có 4 đội đua đại diện cho các các thôn trong xã, đồng thời cũng tượng trưng cho tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng. Mỗi thuyền đua gồm có khoảng 16 người, ngoài những tay chèo khỏe, còn có người điều khiển mũi, lái. Mỗi đội tham gia 6 vòng đua, mỗi đường đua dài khoảng 250m.

Đây không chỉ là một trò chơi thể thao đơn thuần nhằm biểu dương sức mạnh cơ bắp hay vui chơi giải trí, mà còn là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho ruộng vườn tốt tươi, người người, nhà nhà được yên vui, ấm no hạnh phúc. Qua lễ hội này, kêu gọi tinh thần đoàn kết, khơi dậy phong trào tập luyện thể dục, thể thao nói chung và môn đua thuyền nói riêng.

Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hoá của Lễ hội, vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định đưa Lễ hội này vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục trong phạmvi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật về di sản văn hóa.


Tin cùng chuyên mục
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.