Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Văn bản chính sách mới

Quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học

BĐT - 18:31, 08/12/2021

Từ ngày 7/1/2022, Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT thay thế Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 3/11/2011 về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ có hiệu lực.

Bộ GD&ĐT xem xét các điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của UBND cấp tỉnh. (Ảnh minh họa)
Bộ GD&ĐT xem xét các điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của UBND cấp tỉnh. (Ảnh minh họa)

Ngày 22/11/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn Nghị định 82/2010/NĐ-CP về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX).

Theo đó, căn cứ vào điều kiện tổ chức dạy học cụ thể, địa phương xây dựng kế hoạch và tham mưu UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ GD&ĐT về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.

UBND cấp tỉnh nộp 1 bộ hồ sơ theo một trong các phương thức: Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến cho Bộ GD&ĐT. Hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số của UBND cấp tỉnh;

- Báo cáo tổng hợp nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; kế hoạch triển khai; đội ngũ giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số;

- Quyết định phê chuẩn, ban hành, lựa chọn bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.

(So với quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, bổ sung thêm phương thức nộp hồ sơ trực tuyến cho Bộ GD&ĐT về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số).

Bộ GD&ĐT xem xét các điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của UBND cấp tỉnh; thông báo bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 7/1/2022 và thay thế Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 3/11/2011./.

Tin cùng chuyên mục
Những điểm mới của Luật Căn cước áp dụng từ ngày 1/7/2024 bạn nên biết

Những điểm mới của Luật Căn cước áp dụng từ ngày 1/7/2024 bạn nên biết

Ngày 1/4, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết, Luật Căn cước chính thức có hiệu thi hành kể từ ngày 1/7/202 thay thế Luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014. Luật chính thức đổi tên gọi thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước.