Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Ra mắt CLB Nữ sinh “Hoa bản làng” giai đoạn II tại Thái Nguyên

Hồng Phúc - 15:40, 31/05/2022

Sáng 30/5, tại Trường THPT Phú Bình, Quỹ học bổng Vừ A Dính và tổ chức VinaCapital Foundation phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện Dự án Câu lạc bộ (CLB) Nữ sinh “Hoa bản làng” giai đoạn II tại 6 trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Đại diện lãnh đạo Quỹ học bổng Vừ A Dính, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên trao học bổng cho các em học sinh
Đại diện lãnh đạo Quỹ học bổng Vừ A Dính, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên trao học bổng cho các em học sinh

Mô hình CLB Nữ sinh “Hoa bản làng” giai đoạn I được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2020, gồm 60 học sinh nữ là người DTTS tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc và Trường PTDT Nội trú tỉnh Thái Nguyên.

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong giai đoạn I, Quỹ học bổng Vừ A Dính và tổ chức VinaCapital Foundation tiếp tục triển khai giai đoạn II tại 6 trường: THPT Định Hóa, THPT Võ Nhai, THPT Phú Lương, THPT Phú Bình, THPT Nguyễn Huệ (Đại Từ) và THPT Bắc Sơn (Phổ Yên). Mỗi trường sẽ thành lập 1 CLB với 40 nữ sinh/CLB. Đối tượng tham gia là các em nữ sinh người DTTS đang học lớp 10 hoặc lớp 11, có hoàn cảnh khó khăn, có nghị lực vươn lên trong học tập.

Các em sẽ tham gia 16 buổi sinh hoạt/năm học và được cung cấp kiến thức về: Sức khỏe sinh sản, giới tính; quản lý tài chính cá nhân; trau dồi kỹ năng sống... Qua đó giúp các em phát triển ý thức về giới và quyền bình đẳng giới, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, học hỏi và phát triển kỹ năng cần thiết để vượt qua rào cản trong cuộc sống. Thời gian thực hiện giai đoạn II từ tháng 5/2022 - 12/2023.

Tại lễ ra mắt, 60 em học sinh là thành viên nòng cốt của các CLB Nữ sinh "Hoa bản làng" giai đoạn I đã được nhận học bổng Vừ A Dính, trị giá 1 triệu đồng/em.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.