Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Rumba Congo được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Nguyệt Anh -Yến Nhi (Biên dịch - T/h) - 15:06, 22/12/2021

Rumba Congo có mặt trong danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vừa được do UNESCO công bố. Đây là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn, phát huy.

Congo Rumba là sự pha trộn giữa nhạc afro-cubain và nhạc truyền thống của các bộ lạc Congo ((Ảnh: Jeanne Vu Van)
Congo Rumba là sự pha trộn giữa nhạc afro-cubain và nhạc truyền thống của các bộ lạc Congo (Ảnh: Jeanne Vu Van)

Rumba Congo, còn được gọi là Rumba Lingala, là một loại nhạc khiêu vũ phổ biến có nguồn gốc từ lưu vực Congo từ những năm 1940. Rumba Congo bắt nguồn từ Cuba và trở nên phổ biến khắp châu Phi trong những năm 1960 và 1970.

Ngày nay, rumba Congo - vũ điệu Trung Phi được biết đến là những điệu nhảy mạnh mẽ, có nhịp điệu và tiết tấu rõ ràng, bắt tai người nghe. Ngày 15/12 vừa qua, rumba Congo được UNESCO công nhận là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần được bảo tồn, phát huy.

Cơ quan văn hóa và khoa học của Liên Hợp Quốc cho biết: “Rumba thường được sử dụng trong việc cử hành tang lễ, trong các không gian riêng tư, không gian công cộng và các cộng đồng tôn giáo”.

Rumba trở thành một phần thiết yếu và đại diện cho bản sắc của người Congo và cộng đồng những người Congo sinh sống ở nước ngoài. Phụ nữ Congo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển phong cách tôn giáo và lãng mạn của điệu rumba.

Thể loại âm nhạc mượt mà, uyển chuyển này cũng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của Cộng hòa Dân chủ Congo. Các nhạc sĩ kiếm sống không chỉ từ công việc biểu diễn mà còn bằng cách sản xuất nhạc cụ.

Tổng thống nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Felix Tshisekedi bày tỏ sự tự hào trên trang Twitter cá nhân của mình: “Tôi vô cùng vui mừng và tự hào khi rumba Congo có mặt trong danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại được tổ chức UNESCO ghi danh”.

Các nhạc sĩ từ Ban nhạc Bana OK chơi một giai điệu rumba của Congo tại Câu lạc bộ La Septante
Các nhạc sĩ từ Ban nhạc Bana OK chơi một giai điệu rumba của Congo tại Câu lạc bộ La Septante


Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.