Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bản sắc và hội nhập

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
  • Giữ nghề đan đát truyền thống của người Ê Đê ở Suối Trai

    Giữ nghề đan đát truyền thống của người Ê Đê ở Suối Trai

    Bản sắc và hội nhập - 08:37, 05/05/2023

    Nghề đan đát truyền thống của người Ê đê ở xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) đã tồn tại qua nhiều thế hệ và được lưu giữ cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại, những sản phẩm từ đan đát không còn được ưa chuộng. Vì vậy, tìm giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát huy nghề truyền thống này, đang là vấn đề mà người dân và chính quyền sở tại quan tâm hiện nay.
  • Một góc nhìn về bảo tồn trang phục truyền thống các DTTS hiện nay: Trang phục “lạ

    Một góc nhìn về bảo tồn trang phục truyền thống các DTTS hiện nay: Trang phục “lạ" đang thu hút du khách (Bài 1)

    Bản sắc và hội nhập - 09:30, 24/04/2023

    Mặc trang phục truyền thống các DTTS tại các điểm du lịch, chụp ảnh đăng tải trên các trang mạng xã hội... đang là trào lưu yêu thích của khách du lịch. Nắm bắt xu hướng đó, dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc nở rộ, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Tuy nhiên, gần đây, nhiều du khách xuất hiện trong các trang phục lạ, ngoại lai khác xa với trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc địa phương, gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong cộng đồng.
  • Nhà dài truyền thống của người Ê Đê: Một công trình sáng tạo văn hóa

    Nhà dài truyền thống của người Ê Đê: Một công trình sáng tạo văn hóa

    Bản sắc và hội nhập - 18:56, 22/04/2023

    Tây Nguyên được biết đến là vùng đất chứa đựng kho tàng văn hóa phong phú đa dạng và đặc sắc. Trong đó, kiến trúc nhà dài của dân tộc Ê Đê được ví như là một công trình sáng tạo văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của các thế hệ người Ê Đê nơi xứ sở đại ngàn.
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dựa vào cộng đồng

    Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dựa vào cộng đồng

    Bản sắc và hội nhập - 09:52, 17/04/2023

    Gia Lai có 44 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Ba Na và Gia Rai chiếm trên 40% tổng số dân. Sự đa dạng về thành phần dân tộc, sự đoàn kết, bình đẳng cùng phát triển trong cuộc sống của các thành phần dân tộc... đã đưa Gia Lai trở thành vùng đất phong phú và đặc sắc về di sản văn hóa, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • A Pa Chải - Nơi sơn cùng thủy tận...

    A Pa Chải - Nơi sơn cùng thủy tận...

    Bản sắc và hội nhập - 11:00, 07/04/2023

    Tôi đã gặp ở A Pa Chải những buổi chiều tiêu sơ lúc hoàng hôn mờ dần trên các dãy núi miền quan tái trập trùng - những buổi chiều sơn khê cô liêu chưa xa mà đã nhớ, đã nghe lòng day dứt nỗi sinh ly... Nếu bạn từng nghe ở đâu đó về cụm từ “ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào” hoặc nơi “một tiếng gà ba nước nghe chung”, thì đó là bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  • Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

    Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

    Bản sắc và hội nhập - 19:21, 02/04/2023

    Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tại huyện Quang Bình (Hà Giang), chính quyền và người dân đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống hôm nay.
  • Siu Thanh - Người lan tỏa tình yêu cồng chiêng

    Siu Thanh - Người lan tỏa tình yêu cồng chiêng

    Bản sắc và hội nhập - 19:04, 10/03/2023

    Với mong ước bản sắc văn hóa của dân tộc mình không bị mai một, chàng trai trẻ Siu Thanh (dân tộc Gia Rai, sinh năm 1998, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, (Gia Lai) đang ngày ngày miệt mài truyền dạy cồng chiêng cho dân làng và các em học sinh DTTS tại địa phương.
  • Bà Rịa-Vũng Tàu: Duy trì, phát triển các lễ hội đặc trưng trong đời sống người dân vùng biển

    Bà Rịa-Vũng Tàu: Duy trì, phát triển các lễ hội đặc trưng trong đời sống người dân vùng biển

    Bản sắc và hội nhập - 09:22, 07/03/2023

    Thời gian qua, các lễ hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được các cấp chính quyền và người dân quan tâm, chú trọng tổ chức, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
  • Ủy ban Dân tộc: Sôi nổi các hoạt động nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

    Ủy ban Dân tộc: Sôi nổi các hoạt động nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

    Bản sắc và hội nhập - 10:32, 04/03/2023

    Hưởng ứng “Tuần lễ áo dài Việt Nam” (từ ngày 1 đến 8/3), nhân Kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), những ngày này, toàn thể nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống cơ quan Ủy ban Dân tộc đã đồng loạt mặc áo dài truyền thống trong giờ làm việc; đồng thời tích cực chuẩn bị cho Hội thi nấu ăn giỏi với chủ đề “Mâm cơm Việt” do Công đoàn Ủy ban Dân tộc tổ chức.
  • Lễ bỏ mả của người Gia Rai và những giá trị nhân văn

    Lễ bỏ mả của người Gia Rai và những giá trị nhân văn

    Bản sắc và hội nhập - 14:20, 01/03/2023

    “Tháng ba, mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước, mùa em đi phát rẫy làm nương”, mùa của buôn làng Tây Nguyên rộn ràng trong tiếng cồng chiêng hòa giữa trời xanh lộng gió. Đó cũng được xem là mùa Tết, mùa lễ hội của các DTTS ở Tây Nguyên nói chung, người Gia Rai ở Gia Lai nói riêng.