Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Sắc Xuân đôi bờ Nặm Chon

Vi Hợi - 11:55, 31/01/2025

Trong hơi ấm của mùa Xuân, xã vùng sâu Xiêng My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An bừng lên sức sống mới với những tuyến đường liên bản, liên xã sạch đẹp, rực rỡ cờ hoa. Nắng Xuân tươi vui len lỏi gõ cửa từng ngôi nhà, những công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang... minh chứng cho sự đổi thay kỳ diệu của xã khó khăn này.

Một góc bản tái định cư Khe Quỳnh, xã Xiêng My.
Một góc bản tái định cư Khe Quỳnh, xã Xiêng My

Giữa tiết trời se lạnh của những ngày giáp Tết, tôi có dịp trở lại thăm xã vùng sâu Xiêng My nằm bên bờ Nặm Chon thơ mộng. Hai bên bờ suối là hơn 3.000 cư dân đồng bào Thái, Khơ Mú sinh sống tập trung tại 7 bản gồm: Chon, Noóng Mò, Piêng Ồ, Đình Tài, Cha Hìa, Phảy và Khe Quỳnh. Đi dọc những tuyến đường liên xóm được bê tông hóa rợp bóng cờ hoa, băng rôn khẩu hiệu, ngắm nhìn những ngôi nhà xây, nhà sàn mọc lên san sát, người dân hối hả, tất bật vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trang trí xung quanh nhà bằng những khóm hoa, cờ Tổ quốc rực rỡ sắc màu… cảm nhận một mùa Xuân ấm áp, tràn đầy sức sống đang về.

Chủ tịch UBND xã Xiêng My Lô Văn Lịch phấn khởi cho biết: Xiêng My là xã vùng sâu khó khăn của huyện Tương Dương. Tại Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã xác định những mặt thuận lợi và khó khăn để đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới. Khi mới bắt đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã trong điều kiện khó khăn, các bản mới đạt 2/13 tiêu chí nông thôn mới, hạ tầng cơ sở nông thôn như giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt,... chưa đồng bộ và xuống cấp trầm trọng; các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao rất hạn chế; đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao.

Để triển khai thực hiện các chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã xác định chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; chủ động lồng ghép các chương trình, dự án thuộc 3 Chương trình MTQG để hỗ trợ, đầu tư phát triển những mô hình cây, con đặc sản có nguồn gốc bản địa theo hướng hàng hóa như: mô hình nuôi vịt, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, sắn cao sản, ngô lai, chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Ông Lữ Văn May, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tương Dương (ngoài cùng bên trái) thăm mô hình nuôi dúi ở xã Xiêng My.
Ông Lữ Văn May, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tương Dương (ngoài cùng bên trái) thăm mô hình nuôi dúi ở xã Xiêng My

Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, xã Xiêng My đã huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án và đóng góp của Nhân dân để tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhờ sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, đến cuối năm 2024 xã đã hoàn thành các chỉ tiêu của Đại hội đề ra. Từ một xã vùng sâu khó khăn, Xiêng My hôm nay đã thực sự “thay da, đổi thịt”. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 29 triệu đồng/người/năm (riêng bản Phảy đạt trên 40 triệu đồng/người/năm), 100% xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa, gần 90% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học, xã chuẩn quốc gia về y tế. Nhiều hộ dân chủ động đổi mới tư duy, năng động hơn trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 20%.

Theo chân chị Lộc Thị Vân, Phó Bí thư Đảng ủy về bản tái định cư Khe Quỳnh, tôi cảm nhận rõ hơi thở mùa Xuân đang ngập tràn trong từng ngõ xóm, nếp nhà. Hơn 15 năm về trước, bà con Khe Quỳnh thuộc diện di dân tái định cư thủy điện Bản Vẽ, cả bản đã di chuyển từ bản Tộm, xã Luân Mai về đây. Những ngày đầu tái định cư, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, nhưng đến nay thì đã đổi mới, phát triển ổn định. Những hàng rào, khóm hoa được Nhân dân trồng ven đường đang khoe sắc thắm đón chào mùa Xuân mới; những con đường trong bản được trang hoàng rực rỡ, các công trình trường học, nhà văn hóa đều được sửa chữa, xây dựng khang trang, đạt tiêu chí quốc gia, đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của Nhân dân.

 Anh Lương Văn Quân, chủ xưởng ván bóc đang chạy máy cho ra sản phẩm gỗ ván bóc.
Anh Lương Văn Quân, chủ xưởng ván bóc đang chạy máy cho ra sản phẩm gỗ ván bóc

Chủ tịch xã Xiêng My Lô Văn Lịch cho biết: “Mục tiêu trước mắt của xã là giữ vững và phát huy các chỉ tiêu đã đạt được để tiếp tục đưa xã phát triển. Trong đó, trọng tâm là ổn định cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, duy trì các vùng sản xuất chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, xưởng chế biến như vùng nguyên liệu sắn, trồng rừng; phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội”.

Tin cùng chuyên mục
Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách "đưa đường" và đảng viên đi trước

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách "đưa đường" và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên.