Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Sản phẩm sâm Ngọc Linh đang bị giả mạo

Thiên Ân - 12:21, 10/01/2020

Sâm Ngọc Linh (SNL) vốn được coi là “quốc bảo”. Sản phẩm này đang được kỳ vọng làm giàu cho vùng đồng bào DTTS quanh dãy Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Thế nhưng hiện nay, trên thị trường sâm Ngọc Linh giả mạo đang giao bán tràn lan, ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm này.

Vườn Sâm Ngọc Linh giống của Công ty CP SNL Kon Tum trên núi Ngọc Linh, thuộc địa phận huyện Tu Mơ Rông
Vườn Sâm Ngọc Linh giống của Công ty CP SNL Kon Tum trên núi Ngọc Linh, thuộc địa phận huyện Tu Mơ Rông

Thật giả lẫn lộn

Càng gần ngày Tết Nguyên đán, SNL càng được bày bán la liệt quanh vùng Ngọc Linh và trên mạng xã hội. Hiện nay, rất nhiều người tìm về tỉnh Kon Tum để lùng mua SNL làm quà Tết. Tại huyện Đăk Hà, chúng tôi vào một công ty đề bảng hiệu SNL Tu Mơ Rông. Người phụ nữ tên D. xưng là chủ ở đây nói, SNL không bao giờ có sẵn, mà phải đặt trước 1 - 2 ngày để nhân công lên núi Ngọc Linh đào về. “Tại đây sâm có 2 loại, 1 loại 25 củ/kg giá 95 triệu đồng, loại thứ hai 40 củ/kg giá 75 triệu đồng. Muốn mua phải đặt cọc tiền và có xe giao hàng về tận nhà”, bà D. nói.

“Công ty còn một loại sâm không phải mọc ở trên núi Ngọc Linh, mà ở nơi khác giáp biên giới Việt Nam - Lào. Loại này giống y SNL ở núi Ngọc Linh, kiểm định vẫn ra chất sâm, vẫn tốt. Giá 32 triệu đồng/kg”, bà D. khoe thêm khi thấy chúng tôi phân vân chưa biết chọn loại nào.

Khi thâm nhập vào một số địa chỉ bán SNL khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum, chúng tôi cũng được nghe quảng bá những nội dung tương tự. Tuy nhiên, giá cả thì mỗi nơi một khác; có nơi 50 - 60 triệu đồng/kg, nhưng cũng có nơi giá 110 - 120 triệu đồng/kg.

Trong khi đó, không khó để tìm thông tin về việc rao bán SNL trên các mạng xã hội, với quảng cáo chung là “sâm thật, nguồn gốc từ vùng núi Ngọc Linh”. Tuy nhiên, chất lượng thì không phải ai cũng có thể kiểm chứng. Một người tên L.T.N (Gia Lai) đăng trên trang cá nhân cho biết, giá bán 1 lạng (100 gr) SNL là 9,5 triệu đồng (95 triệu đồng/kg).

Cần siết chặt quản lý

Trả lời về vấn đề sản xuất SNL, ông Lê Tuấn, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, tại Kon Tum, mới chỉ có 2 doanh nghiệp được UBND tỉnh công nhận có vườn giống gốc SNL, là Công ty CP SNL Kon Tum và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô. 

Còn ông Trần Văn Hảo, Phó Giám đốc Công ty CP SNL Kon Tum cho biết, SNL tự nhiên hiện vô cùng hiếm. Về SNL trồng, mỗi năm Công ty cũng chỉ tung ra thị trường khoảng 20 - 30 kg SNL củ, với giá tối thiểu 60 triệu đồng, cao nhất 200 - 250 triệu đồng/kg (tính theo năm trồng).

Ông Hảo cũng cảnh báo, tại thủ phủ SNL Kon Tum, Quảng Nam và trên thị trường hiện nay, đặc biệt là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… có tình trạng các loại cây họ sâm từ phía Bắc, không nguồn gốc, hóa đơn chứng từ rao bán tràn lan. Giá các loại này chỉ 1 - 2 triệu đồng/kg, nhưng “đột lốt” thành SNL và được “thổi” giá lên hàng trăm triệu đồng/kg.

Có thể nói, trước vấn đề SNL bị bày bán tràn lan, khó kiểm soát chẳng những khiến người tiêu dùng mất tiền oan mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Hơn nữa, tình trạng này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu SNL, khiến những người làm thật bị mất đi quyền lợi chính đáng. Người tiêu dùng rất mong cơ quan chức năng tích cực vào cuộc kiểm tra chặt chẽ, xử lý các cơ sở kinh doanh SNL giả; có cơ chế bảo vệ người dân trồng SNL bằng cách gắn mác kiểm định chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

Tin cùng chuyên mục
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.