Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Sáng kiến làm hàng mỹ nghệ từ bẹ chuối khô

PV - 09:28, 05/06/2019

Với sáng kiến chế những sản phẩm hàng mỹ nghệ như rổ, gùi, ghế ngồi, túi xách... làm từ bẹ chuối khô, ý tưởng của chị Võ Thị Huế ở huyện Hướng Hóa (Quảng Bình) đang được xem là ý tưởng khởi nghiệp triển vọng, được tôn vinh tại cuộc thi ý tưởng sáng tạo, sáng kiến cộng đồng về phát triển kinh tế do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị tổ chức.

Chị Huế cho biết: Ý tưởng của chị xuất phát từ thực tế nghề truyền thống đan lát của chị em phụ nữ người Vân Kiều ở địa phương đang gặp khó khăn. Đó là việc nguyên liệu để thực hiện các mặt hàng mỹ nghệ ngày càng khan hiếm, chi phí cao dẫn tới sản phẩm làm ra, trừ chi phí thu nhập còn rất thấp nên giải pháp tận dụng bẹ chuối là lợi thế nhất. Nguyên liệu này còn giải quyết được bài toán vấn đề ô nhiễm môi trường từ việc đốt hay vứt rác bừa bãi.

Bẹ chuối khô được xem là loại rác nông nghiệp, có nhiều ở khu vực nông thôn. Ở huyện Hướng Hóa với diện tích chuối được trồng hơn 4000ha, thì lượng bẹ chuối khô đem đốt hoặc vứt bừa bãi ra môi trường đang rất lớn. Theo chị Huế, bẹ chuối có ưu điểm như dài, dày và dẻo dai, các sản phẩm làm từ thân cây chuối bền hơn so với sợi coton hoặc silk, nó giữ được hình dáng ban đầu và thấm màu nhanh lại không bị phai màu khi sử dụng; Sản phẩm còn thân thiện với môi trường, góp phần thay thế các sản phẩm làm từ nhựa, túi nilon…

Túi xách được làm từ bẹ chuối khô trong ý tưởng khởi nghiệp của chị Võ Thị Huế. Túi xách được làm từ bẹ chuối khô trong ý tưởng khởi nghiệp của chị Võ Thị Huế.

Qui trình để có bẹ chuối khô phục vụ cho đan lát không khó. Cây chuối sau khi chặt lấy buồng chuối già, những cây chuối được chặt bằng gốc, bằng ngọn theo chiều dài từ 1,1m trở lên, lột ra từng bẹ đem phơi qua vài nắng cho khô rồi dùng cho việc đan lát các mặt hàng mỹ nghệ.

Thực tế cho thấy, bẹ chuối khô dùng để đan lát thành rổ, giỏ xách, ghế ngồi, vật dụng khác nhau rất đẹp và bền. Chính vì những công dụng như thế, mà mặt hàng bẹ chuối khô trong những năm gần đây rất được thị trường ưa chuộng.

Chị Hồ Thị Vơn, ở xã Hướng Phùng cho biết: Gia đình chị có 6 người, hàng năm khi hoàn thành mùa lúa thì hầu hết là nhàn rỗi. Từ khi chị Võ Thị Huế thu mua bẹ chuối khô và hướng dẫn đan các mặt hàng, mọi người đều tham gia, vừa có việc làm, vừa tăng được thu nhập. Ai không biết đan lát, thì đi thu nhặt bẹ chuối, với giá thu mua 100 bẹ chuối là 30 ngàn đồng, mỗi ngày gia đình cũng có thu nhập thêm gần 300 ngàn đồng.

Số tiền tuy không lớn, nhưng mọi người đều có việc làm và thu nhập nên ai cũng phấn khởi. Theo chị Vơn, trong bản có nhiều gia đình làm theo cách của chị nên cuộc sống đỡ vất vả hơn…

Hiệu quả và những lợi ích từ làm đồ mỹ nghệ từ bẹ chuối khô trong ý tưởng khởi nghiệp của chị Võ Thị Huế đã được ghi nhận qua thực tế. Tuy nhiên, theo chị Huế, nếu có đầu tư kinh phí và sự vào cuộc của chính quyền và các đoàn thể, hỗ trợ chị dạy nghề, và tìm kiếm đầu ra cho các mặt hàng thì rất nhiều hộ nghèo có cơ hội có việc làm tăng thêm thu nhập…

Chị Trần Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Trị chia sẻ: Chúng tôi đánh giá rất cao ý tưởng này, tuy nhiên để triển khai ý tưởng cấp hội cơ sở, đặc biệt là chị Huế cần phải thực hiện đầy đủ các quy trình để xây dựng được kế hoạch khả thi. Ví dụ như, việc khảo sát nhu cầu của số hộ dân có kỹ thuật về đan lát, dệt, may, thăm quan từ các mô hình thực tế để học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương; kế hoạch nội dung cho các tập huấn hướng dẫn kỹ thuật. Ngoài ra, kế hoạch cho việc quảng bá các sản phẩm tại các điểm du lịch của tỉnh, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, các hội chợ thương mại để giải quyết đầu ra cho sản phẩm rất quan trọng.

“Đối với những ý tưởng được triển khai bài bản, hiệu quả, Hội LHPN tỉnh sẵn sàng bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ”, chị Hà cho hay.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon giúp phòng, chống biến đổi khí hậu

Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon giúp phòng, chống biến đổi khí hậu

Nhằm giúp chống biến đổi khí hậu khi Nhật Bản đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, Nhật Bản đã triển khai dự án khôi phục hệ sinh thái tự nhiên dọc bờ biển của thành phố cảng Yokohama, phía Nam Tokyo, bằng cách trồng rong lươn - loại cỏ biển màu xanh nhạt.