Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

SGK lớp 1 tăng giá: Đâu là giải pháp của các trường vùng khó?

Hoài Dương - 10:51, 28/04/2020

Theo kế hoạch, Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPTM) sẽ chính thức được áp dụng với lớp 1 từ năm học 2020 - 2021. Để bảo đảm thực hiện Chương trình, vừa qua các nhà xuất bản cũng đã công bố giá sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình mới đối với lớp 1.

 Sách giáo khoa mới tăng giá gấp 4 lần sẽ gây khó khăn cho học sinh vùng DTTS và miền núi
Sách giáo khoa mới tăng giá gấp 4 lần sẽ gây khó khăn cho học sinh vùng DTTS và miền núi

So với giá SGK hiện hành thì giá SGK mới có giá cao hơn tới 4 lần. Điều này đã gây sức ép rất lớn với các bậc phụ huynh, nhất là đối với các gia đình khó khăn ở vùng DTTS và miền núi… 

Qua khảo sát thị trường SGK cho thấy, hiện có 5 bộ SGK lớp 1 theo Chương trình mới, do 3 nhà xuất bản và một công ty tư nhân đứng ra tổ chức, biên soạn, in ấn, phát hành. Trong đó, bộ có giá thấp nhất là 179.000 đồng, bộ có giá cao nhất là 199.000 đồng. Trong khi giá bộ SGK lớp 1 cũ chỉ có giá 47.500 đồng. 

Theo đại diện của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, lý do cơ bản của việc tăng giá là vì SGK mới không còn được Nhà nước trợ giá như trước đây, vì vậy các đơn vị sản xuất phải hạch toán theo hướng tính đúng, tính đủ. Ngoài ra, khoản kinh phí chi trả thù lao cho đội ngũ tác giả viết SGK cũng chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sách. 

PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, SGK mới được thực hiện theo Nghị định số 18/2014/NĐ-CP năm 2014 quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản như, chi phí biên tập, thiết kế, minh họa, chế bản, đọc góp ý, thẩm định đề cương chi tiết, bài mẫu, bản thảo; chi phí dạy thực nghiệm....

 Mặc dù đã có những lý giải cho cơ sở tăng giá sách giáo khoa cho Chương trình mới. Tuy nhiên, với mức giá này, thật sự đã gây sức ép rất lớn với các bậc phụ huynh ở vùng DTTS và miền núi…

Thầy giáo Phạm Văn Khiêm, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Chung Chải số 1, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé cho biết: Năm học 2020 – 2021, Trường dự kiến sẽ đón gần 100 học sinh vào lớp 1, với 100% học sinh là con em DTTS. Trong số đó, có hơn 30% học sinh không thuộc tiêu chí hộ nghèo, không được Nhà nước hỗ trợ nhưng gia đình vẫn có nhiều khó khăn. Lâu nay, việc vận động học sinh ra lớp đã là một khó khăn, trước tình hình giá SGK tăng cao như hiện nay, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác vận động học sinh ra lớp do các em không có SGK. 

Được biết, năm học tới, 15 trường tiểu học trong huyện Mường Nhé dự kiến sẽ đón gần 1.500 học sinh vào lớp 1. Trong đó, có khoảng 60% học sinh thuộc hộ nghèo được hưởng chính sách và còn hơn 30% học sinh DTTS không thuộc hộ nghèo, nhưng kinh tế gia đình lại nhiều khó khăn. Để có thể bảo đảm đủ SGK cho học sinh học tập, ngành Giáo dục địa phương dự tính sẽ huy động nguồn xã hội hoá để giúp học sinh. Cùng với đó, về lâu dài, ngành Giáo dục sẽ chỉ đạo các trường yêu cầu giáo viên nhắc nhở học sinh giữ gìn SGK để năm học sau tiếp tục sử dụng SGK của năm học trước. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời... 

Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chỉ là một trong rất nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi có số trường học đang gặp khó khăn về bài toán lo SGK cho học sinh bước vào lớp 1 năm học mới. 

Để bảo đảm cho vùng DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn được tiếp cận SGK, thiết nghĩ Nhà nước cần có khoản bù lỗ cho chi phí làm sách hoặc có chính sách đối với những học sinh ở vùng khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.