Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Siết chặt quản lý phương tiện thủy

PV - 14:06, 06/07/2018

Việc xây dựng các công trình thủy điện trên hệ thống các sông Sê San, sông Ba ở Gia Lai vừa qua, đã làm bùng phát các phương tiện thủy hoạt động không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không có bằng, chứng chỉ lái theo quy định. Thực tế này đang đòi hỏi lực lượng chức năng phải đặc biệt quan tâm, siết chặt công tác quản lý, đảm bảo an toàn giao thông.

Vừa qua, đoàn liên ngành do Cục Đường thủy nội địa, Bộ Giao thông-Vận tải chủ trì đã phối hợp với một số ngành chức năng của tỉnh Gia Lai tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) đường thủy trên địa bàn tỉnh. Đoàn công tác xác định, trên hệ thống các sông Sê San, sông Ba xây dựng nhiều công trình thủy điện tạo nên nhiều hồ thủy điện lớn, chính việc tích nước tại các hồ thủy điện đã làm tăng lượng phương tiện thủy hoạt động. Tuy nhiên đáng lo ngại là, các phương tiện thủy này hầu hết không có đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không có bằng lái, chứng chỉ theo quy định của Nhà nước, tiềm ẩn tai nạn giao thông, đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lý, đảm bảo ATGT đường thủy trên địa bàn tỉnh.

Đoàn công tác liên ngành kiểm tra phương tiện thủy. Đoàn công tác liên ngành kiểm tra phương tiện thủy.

 

Theo ghi nhận của Đoàn kiểm tra, huyện Ia Grai là địa phương có số lượng phương tiện đường thủy lớn nhất tỉnh, tập trung ở các xã Ia O, Ia Khai, Ia Grăng. Các phương tiện chủ yếu là của người dân tự đóng sử dụng đi lại trên các lòng hồ thủy điện để phục vụ việc vận chuyển nông sản, đi lại vào khu sản xuất.

Quá trình khảo sát, vận động, người dân địa phương đã mang 60 phương tiện thủy đến kiểm tra máy móc, nguồn gốc và tính toán hiệu suất của các máy móc, kết cấu của các phương tiện thủy này. Ngoài ra, Đoàn còn tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, sửa chữa phương tiện thủy nội địa, nhắc nhở nghiêm khắc xử lý những cơ sở vi phạm, không để phát sinh phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật. Đồng thời, đoàn đề nghị địa phương, ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm đối với phương tiện thủy nội địa.

Ông Đặng Hoàng Bảo, Phó phòng Quản lý phương tiện-người lái, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Gia Lai cho biết: Cùng với việc khảo sát, kiểm tra, thời gian qua, Sở GTVT đã tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy nội địa, quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa cho các chủ phương tiện. Đoàn công tác đã hướng dẫn người dân làm thủ tục và cam kết khi lưu thông phương tiện phải có đủ áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh. Trong thời gian tới, Chi cục Đăng kiểm số 4 và tỉnh Gia Lai tiếp tục tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình đăng kiểm phương tiện.

“Đăng kiểm phương tiện thủy mục đích chính nhằm đảm bảo cho người dân sử dụng phương tiện an toàn, công tác quản lý phương tiện thủy nội địa của ngành chức năng thuận lợi, đảm bảo hơn”, ông Bảo nhấn mạnh.

Sau khi thực hiện kiểm tra tại huyện Ia Grai, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục rà soát tại các địa phương khác, nhằm xác định số phương tiện đường thủy hoạt động không đăng ký, đăng kiểm để hướng dẫn chủ phương tiện nắm rõ, thực hiện các thủ tục cần thiết. Bên cạnh đó, để đảm bảo ATGT trên các tuyến đường thủy nội địa, thời gian qua, Sở GTVT phối hợp với các đơn vị liên quan cấp hàng nghìn áo phao cho người dân thường xuyên qua lại trên các sông, suối, lòng hồ.

VĨNH YÊN - LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.