Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đề xuất không tổ chức khai giảng năm học mới

P. Ngọc - 15:53, 18/08/2021

Ngày 18/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hồ Chí Minh có tờ trình gửi UBND Thành phố về phương án và kế hoạch thời gian năm học 2021- 2022. Theo đó, Sở GD&ĐT đề xuất không tổ chức khai giảng, tựu trường năm học 2021-2022.

Học sinh dự khai giảng năm học 2020-2021 (Ảnh minh họa)
Học sinh dự khai giảng năm học 2020-2021 (Ảnh minh họa)

Theo thống kê của Sở GD&ĐT, TP. Hồ Chí Minh có 249 trường học đang làm khu cách ly; 453 trường làm điểm tiêm vắc xin, hỗ trợ hoạt động xét nghiệm; có 1.960 giáo viên và 5.898 học sinh thuộc diện F0, F1.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hiện Thành phố đang thực hiện giãn theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên việc chuẩn bị cho năm học mới gặp nhiều khó khăn.

Trong tình hình hiện nay, năm học mới khó có thể bắt đầu bằng hình thức trực tiếp. Vì vậy, Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đề xuất không tổ chức khai giảng, tựu trường năm học 2021-2022. 

Các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên triển khai dạy học trên internet với thời điểm cụ thể như sau:

Với các trường THCS, THPT và GDTX: hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp học trên internet từ ngày 1 đến ngày 5/9. Từ ngày 6/9 sẽ giảng dạy theo chương trình năm học 2021-2022.

Các trường THCS, THPT sẽ tổ chức hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp học trên internet từ ngày 1-5/9. Ngày 6/9 sẽ bắt đầu giảng dạy theo chương trình năm học mới.

Các trường tiểu học sẽ tổ chức hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp học trên internet từ ngày 8-19/9. Bắt đầu từ ngày 20/9 thực hiện giảng dạy theo chương trình năm học.

Các trường mầm non sẽ khai giảng chậm hơn, khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, học sinh có thể đến trường.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.