Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Trẻ vùng biên xúng xính mặc trang phục truyền thống đi tựu trường

PV - 16:11, 01/09/2020

Sáng ngày 1/9, khoảng 840 nghìn học sinh của hơn 1.500 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An tựu trường. Tại xã biên giới Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn), các em nhỏ được bố mẹ cho mặc áo mới, trang phục truyền thống của dân tộc mình náo nức đến trường gặp bạn bè, thầy cô.

Học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) háo hức mặc trang phục truyền thống đi tựu trường
Học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) háo hức mặc trang phục truyền thống đi tựu trường

Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) năm học này có hơn 400 học sinh, chủ yếu là người dân tộc Thái, Mông, Khơ mú. Các em đến từ 4 bản Trường Sơn, Tiền Tiêu, Noong Dẻ, Khánh Thành. Trong đó, học sinh Mông chiếm đại đa số.

Sáng ngày 1/9, bố mẹ nghỉ rẫy, cho con mặc quần áo sạch sẽ, trang phục truyền thống đi tựu trường. Sau thời gian nghỉ hè, được trở lại trường gặp bạn bè, thầy cô giáo, các em học sinh vô cùng háo hức. Năm học 2020 - 2021, trường đón hơn 100 học sinh bước vào lớp 1. Dù còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng khi được cô giáo đón, dẫn vào lớp, phát sách vở mới, các em rất vui mừng.

Biểu cảm đáng yêu của các bé bước vào lớp 1 Trường Tiểu học Nậm Cắn 1, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Biểu cảm đáng yêu của các bé bước vào lớp 1 Trường Tiểu học Nậm Cắn 1, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Cô Đặng Thị Hải Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 cho biết: Từ ngày 27/8, giáo viên toàn trường đã trả phép, tổ chức dọn dẹp vệ sinh, khử khuẩn trường lớp chuẩn bị sẵn sàng đón học sinh trở lại trường. Đồng thời, thông tin đến từng bản để phụ huynh nhớ lịch đến lớp. "Hôm nay, hơn 400 học sinh ở cả trường chính và điểm lẻ đều đến đông đủ. Đây là điều bất ngờ và phấn khởi đối với tập thể giáo viên nhà trường", cô Hải Hồng chia sẻ.

Buổi sáng, phụ huynh xã biên giới Nậm Cắn nghỉ buổi rẫy để đưa con đi tựu trường
Buổi sáng, phụ huynh xã biên giới Nậm Cắn nghỉ buổi rẫy để đưa con đi tựu trường
Nhiều học sinh của Trường Tiểu học Nậm Cắn có bố mẹ đi làm ăn xa, nên được bà dẫn đến trường
Nhiều học sinh của Trường Tiểu học Nậm Cắn có bố mẹ đi làm ăn xa, nên được bà dẫn đến trường
Các em học sinh tập trung ở sân trường hát múa đồng diễn
Các em học sinh tập trung ở sân trường hát múa đồng diễn
Năm nay, Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 có hơn 100 học sinh vào lớp 1. Trong ngày tựu trường, phụ huynh cũng được đón vào lớp để lắng nghe cô giáo trò chuyện, dặn dò, chuẩn bị bước vào năm học mới.
Năm nay, Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 có hơn 100 học sinh vào lớp 1. Trong ngày tựu trường, phụ huynh cũng được đón vào lớp để lắng nghe cô giáo trò chuyện, dặn dò, chuẩn bị bước vào năm học mới.
Năm học 2020 - 2021, học sinh lớp 1 sẽ học sách giáo khoa mới. Giá mỗi bộ sách cả 2 tập khoảng hơn 600 nghìn. Đây cũng là khoản tiền lớn đối với phụ huynh vùng biên giới. Vì vậy, cô giáo cũng thông báo để phụ huynh được biết thông tin và cố gắng trang bị đầy đủ cho các con.
Năm học 2020 - 2021, học sinh lớp 1 sẽ học sách giáo khoa mới. Giá mỗi bộ sách cả 2 tập khoảng hơn 600 nghìn. Đây cũng là khoản tiền lớn đối với phụ huynh vùng biên giới. Vì vậy, cô giáo cũng thông báo để phụ huynh được biết thông tin và cố gắng trang bị đầy đủ cho các con.
Niềm vui của trẻ khi được nhận sách giáo khoa mới
Niềm vui của trẻ khi được nhận sách giáo khoa mới
Đối với học sinh lớp 5, các em đã quen với trường và bạn bè, nên ngay lập tức bước vào nề nếp, quy tắc lớp học
Đối với học sinh lớp 5, các em đã quen với trường và bạn bè, nên ngay lập tức bước vào nề nếp, quy tắc lớp học
Là trường đóng tại xã biên giới giáp Lào, trong ngày tựu trường, chiến sĩ Đồn biên phòng Nậm Cắn đã đến trao quà động viên thầy cô, học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn 1.
Là trường đóng tại xã biên giới giáp Lào, trong ngày tựu trường, chiến sĩ Đồn biên phòng Nậm Cắn đã đến trao quà động viên thầy cô, học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn 1.


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.